Kinh doanh

Đời chạy lở ở miền Tây

Chọn vị trí bãi bồi sâu trong bờ sông, trồng cây rồi xây kè chống sạt, ông Trần Quang Vinh (An Giang) vẫn mất một nửa nhà xưởng dưới lòng Mekong.

⭕Ông Vinh lặng nhìn 160 m bờ kè vỡ vụn như mút xốp rồi ngó sang nhà xưởng 1,2 ha đổ nát của Xí nghiệp chế biến lương thực Hòa Bình, không biết nên chuẩn bị gì cho tương lai. 15 năm xây cơ nghiệp ở miền Tây, ông đã dùng nhiều biện pháp để đương đầu với sạt lở nhưng vẫn chưa đủ.

🌊Vụ sạt lở hồi giữa tháng 5 vừa qua khiến khu nhà nghỉ ba phòng của công nhân lún sâu, phải tháo dỡ. Nhà kho rộng 1.300 m2 lở mất phân nửa, để lại những tấm tôn bị xé toạc cùng thanh xà gồ vặn vẹo, biến dạng.

♍Thành quả hàng chục năm gây dựng chớp mắt trôi sông, thiệt hại hơn chục tỷ đồng. Kéo theo là 100 công nhân phải ngưng sản xuất nhiều ngày để hồi phục lại xưởng. Mỗi ngày nghỉ, doanh thu mất bằng 200 tấn gạo.

𓆏Xưởng của ông Vinh nằm trong số 136 căn nhà bị hư hỏng do sạt lở 6 tháng qua tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). 145 vụ sạt lở từ đầu năm đã khiến vùng châu thổ này mất hơn 30 tỷ đồng cùng 1,7 km đê và 1,5 km đường giao thông. Dù chưa đến mùa mưa - cao điểm sạt lở, năm tỉnh Long An, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Bạc Liêu đã phải ban bố tình huống khẩn cấp với 10 khu vực bờ sông, bờ biển.

꧅Những thiệt hại đó mới chỉ là phần nổi. Mỗi vụ sạt lở qua đi để lại nhiều mối lo dai dẳng cho cả người dân và doanh nghiệp tại vùng sông nước này.

Sạt lở tại Xí nghiệp Lương thực Hoà Bình tại An Giang, tháng 6/2023. Ảnh: Hoàng Nam

Chạy trời không khỏi lở

🧔Nhớ lại năm 2008, khi đến Chợ Mới khảo sát vị trí bên bờ sông Hậu để đặt nhà máy xay xát, ông Vinh đã tính toán, tìm nơi an toàn nhất. Thấy một bãi bồi bỏ xa bờ sông vài chục mét, thuận tiện cho chở hàng quy mô lớn bằng tàu, lại ở nơi nước chảy êm, ông quyết định san lấp, xây cất nhà kho.

♊Mọi thứ đều như dự tính trong suốt 12 năm sau đó, cho đến khi dòng sông trước mặt hoạt động bất thường hơn, bãi bồi dần mất. An Giang trở thành một trong những khu vực có nguy cơ sạt lở cao nhất ĐBSCL. Để bảo vệ khu vực nhà máy, ông cho đóng dãy cừ tràm, đến cừ dừa rồi mới xây bờ kè bê tông. Chi phí hết hơn 10 tỷ.

ꦚSau Tết, khi mùa mưa còn chưa tới, ông nghe tin xã ở bờ sông đối diện (Mỹ Hoà Hưng, TP Long Xuyên) sạt mất ao nuôi cá hàng nghìn m2. Thấy hàng cừ tràm trước nhà máy cũng có dấu hiệu ngã đổ, người đàn ông 59 tuổi linh cảm điều chẳng lành. Ông tức tốc thuê người dùng máy "nội soi" bờ sông quanh nhà máy, nghĩ mình đã dự tính hết các nguy cơ, cho đến khi sạt lở xảy ra.

꧟"Chẳng ai nghĩ bờ sông lại lở ngay chỗ đó", ông kể, giải thích thêm khi kiểm tra không phát hiện hàm ếch, chân bờ bên dưới sông không bị rỗng.

🐓Sau vụ sạt lở, dòng nước "đói" vẫn lặng lẽ rỉa bờ, thỉnh thoảng lại "ngoạm" một mảng lớn, không biết khi nào sẽ nuốt trọn phần còn lại của nhà xưởng. Nhiều vết nứt mới bắt đầu xuất hiện trên nền xi măng cách vị trí sạt lở 20 m. Phòng xa, ông Vinh cho người tháo dỡ toàn bộ nhà kho cùng hệ thống máy móc. Một phần băng tải vận chuyển gạo đã trôi sông, ông không muốn mất nhiều hơn nữa.

Hiện trạng sạt lở tại Xí nghiệp Hoà Bình, An Giang
 
 
Hiện trạng sạt lở Xí nghiệp chế biến lương thực Hòa Bình (An Giang). Video: Hoàng Nam - Đăng Hiếu

Cách thượng nguồn An Giang hơn 200 km về phía hạ nguồn, Công ty TNHH MTV Thuỷ sản Trường Phúc (ấp Canh Điền, Long Điền Tây, huyện Đông Hải, Bạc Liêu) cũng chung tình cảnh.

♒"Chỉ trong 6 năm, tụi tui đã chịu tới hai vụ sạt lở", Phó giám đốc Hứa Hồng Ân nói trong lúc tất bật xử lý đống hoang tàn tại xưởng sản xuất sau vụ sạt lở hồi đầu mùa mưa.

🐟Chỉ trong 7 tháng, số vụ sạt lở của Bạc Liêu đã gấp đôi cùng kỳ, khiến 119 căn nhà đổ sập, thiệt hại hàng nghìn ha ao tôm cá.

🅰Là dân gốc Bạc Liêu với 37 năm làm thuỷ sản, ông Ân kể những năm 1990, bãi bồi ven sông bỏ ra xa tới mức khi thuỷ triều rút, lộ ra một khoảng sân rộng đủ để trai làng chơi đá bóng. Dòng sông đoạn qua nhà máy khi đó chỉ rộng 100 m, hiền hòa. Giờ đây, sông rộng gấp đôi, nước chảy cuồn cuộn.

ඣThời điểm mua đất xây nhà xưởng, ông cẩn thận làm kè cách bờ sông một đoạn gần 50 m, đề phòng sóng to gió lớn. Nào ngờ, vụ sạt lở khuya 9/6 nuốt chửng cả dãy kè, tường bao 1.200 m2. Nhà xưởng tiền chế cùng hồ xử lý nước thải dự phòng cũng thiệt hại.

Công ty TNHH MTV Thuỷ sản Trường Phúc thuộc điểm nóng sạt lở trên sông Gành Hào, Bạc Liêu, tháng 6/2023. Ảnh: Hoàng Nam

ꦐÔng Vinh, ông Ân là điển hình cho một lớp doanh nhân vùng ĐBSCL đang phải xoay xở để sống chung với sự biến đổi khôn lường của thiên tai. Tiêu tốn nhiều tỷ đồng làm kè nhưng nguy cơ vẫn chực chờ, những doanh nghiệp này loay hoay tìm cách tồn tại, không có thời giờ nghĩ đến chuyện phát triển.

ಌ"Kinh doanh ở ĐBSCL khó đủ đường, chạy trời không khỏi lở", ông Vinh nói, "chúng tôi phải đối mặt với quá nhiều nghịch lý".

🗹Theo ông Vinh, dù ở vùng sông nước bao quanh, vận chuyển hàng hoá không dễ dàng. Doanh nghiệp muốn thuận tiện giao thương bằng tàu lớn phải làm kho, xưởng ven sông, nhưng lại lo sạt lở. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch gần 28.000 km, nhưng hạ tầng hai bên bờ chưa đảm bảo, hoạt động quá dồn dập sẽ tạo sóng lớn, đẩy nhanh tiến trình sạt lở.

✱Trong khi các doanh nghiệp khốn đốn tìm cách sống chung với sạt lở, nhiều cộng đồng dân cư cả đời bám dòng sông nay phiêu dạt, tản mác, loay hoay tìm sinh kế sau khi sông "đói" ngoạm bờ.

Bấp bênh đời chạy lở

🤡Trong căn nhà cũ nằm sát con sông Cái Vừng - một nhánh nhỏ của sông Tiền, ông Nguyễn Văn Thơm (45 tuổi, An Giang) nhìn những vết nứt chi chít trên tường, cố phân biệt cái nào mới xuất hiện. Căn nhà 100 m2 - tài sản tích góp hơn 20 năm, giờ bỏ không. Trên bức tường cũ, dòng chữ "trăm năm hạnh phúc" bị che phủ bởi lớp bụi dày, nhắc người đàn ông 45 tuổi về những ngày cả gia đình vui vẻ khi còn được sống cạnh dòng sông.

🦹Mấy thế hệ gia đình ông sống bằng nghề đánh cá trên sông, nhưng hai chục năm qua ngày càng chật vật. Từ chỗ chỉ cần thả lưới là thu hoạch "ngon lành" vài chục ký cá tôm, chiếc ghe cào ngày càng phải đi xa hơn. Có hôm ông trở về với tấm lưới trống không. Lỗ tiền dầu, ông quyết định bán ghe cào, mua ghe gỗ, chuyển sang chở lúa mướn cho dân trong vùng.

✨Năm 2001, căn nhà bị lở dần. Những xóm dọc sông Cái Vừng (phường Long Sơn, thị xã Tân Châu) trở thành điểm nóng sạt lở nguy hiểm, cần được theo dõi hàng năm. Hàng xóm xung quanh cứ thưa dần. Riêng nhà ông do không có đất di cư nên bám trụ tới 6 năm. Mỗi ngày đều nơm nớp nhìn con nước vỗ sát chân nhà.

﷽Năm 2007 là lần đầu tiên gia đình ông rời xa dòng sông, tái định cư theo chương trình của nhà nước, cách nơi ở cũ gần 2 km. Dù tiếc, ông biết buộc phải chia tay nơi gắn bó cả thập kỷ.

🙈Từ dạo vào nơi ở mới cách xa bờ sông, ông phải bán chiếc ghe chở lúa, chuyển sang mưu sinh bằng nghề bán đồ sành, sứ. Người anh trai cũng bỏ xứ, đến TP HCM mưu sinh. Cuộc sống trên sông của gia đình ông Thơm kết thúc. Ông không muốn rời đi, nhưng không có lựa chọn khác.

"Bỏ thì thương, mà vương thì... chết", ông nói.

♊Ông Thơm chỉ là một trong hàng triệu gương mặt phải đối diện với tương lai bấp bênh khi tìm nơi sinh sống cùng nguồn sinh kế mới.

Khai thác cát trên sông Tiền đoạn qua tỉnh Đồng Tháp - cách biên giới Campuchia khoảng 30 km - nơi có nguồn cát đẹp và trữ lượng lớn. Ảnh: Thanh Tùng

ౠTheo thống kê chưa đầy đủ, ĐBSCL có gần 500.000 hộ dân cần di dời để tránh sạt lở, trong đó hàng chục nghìn căn thuộc diện khẩn cấp. Từ năm 2015 đến nay, chính quyền mới tái định cư được khoảng 4% - hơn 21.606 hộ với tổng kinh phí 1.773 tỷ đồng.

𝄹Di dời toàn bộ khu vực nguy cơ sạt lở vẫn khó với các địa phương vì thiếu kinh phí, thiếu quỹ đất và lời giải cho bài toán sinh kế trong khi số điểm sạt lở tăng dần.

♓Đơn cử như An Giang, nhiều năm đã xin Trung ương trợ cấp 1.400 tỷ đồng để di dời khẩn cấp 5.300 hộ. Trong tương lai xa là khoảng 20.000 hộ, tức cần khoảng 7.000 tỷ đồng, tương đương mức thu nội địa năm 2022 của tỉnh.

❀Hơn 4 năm đảm nhận vị trí Phó chủ tịch tỉnh An Giang, phụ trách nông nghiệp, ông Trần Anh Thư đã quen với cảnh phải ký quyết định công bố tình trạng khẩn cấp mỗi khi mùa mưa tới.

𒁃Là thạc sĩ khoa học đất, lại có thời gian dài làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn của tỉnh, ông Thư nhận thức rõ mức độ tăng cấp của sạt lở ở các tỉnh đầu nguồn như An Giang, Đồng Tháp.

🐼"Số lượng điểm, quy mô sạt lở ngày càng nhiều so với 20 năm trước và lan rộng sang các kênh rạch nhỏ, nơi nhiều hộ dân sinh sống, khiến thiệt hại ngày một lớn hơn", ông nói.

Xói mòn

ౠSạt lở là biểu hiện cuối cùng và dễ thấy nhất cho một quá trình huỷ hoại trước đó, khi ĐBSCL rơi vào cảnh đói phù sa.

Vùng đồng bằng này đang phải gánh vác trọng trách an ninh lương thực của cả nước khi cung cấp 50% sản lượng lúa gạo và 70% thuỷ sản. Thế nhưng, "nồi cơm" này đang ngày càng vơi. Sạt lở không chỉ làm xói mòn đất, mà còn "bào mòn" cả kinh tế của ĐBSCL.

🔥"Ở một lưu vực sông lớn như Mekong, mọi thứ đều được liên kết với nhau. Mất mát của lĩnh vực này, có thể lan toả sang nhiều ngành khác", ông Marc Goichot, Quản lý Chương trình nước ngọt của WWF Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nói.

𝐆Theo chuyên gia này, tất cả ngành kinh tế đều phần nào phụ thuộc vào dòng sông. Lòng sông bị đào sâu ảnh hưởng đến nông nghiệp, thủy sản, chất lượng nước và cả cơ sở hạ tầng. Giảm phù sa, hay cát và sỏi cũng gây ra xói lở bờ sông, dẫn đến mất đất, sập nhà, sạt lở cơ sở hạ tầng.

Quốc lộ 91 đoạn qua xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, An Giang, bị sạt lở 40 m từ năm 2020, đến nay chính quyền địa phương vẫn đang khắc phục. Ảnh: Hoàng Nam

Báo cáo thường niên 2020 và về ĐBSCL của VCCI Cần Thơ và Trường Chính sách Công - Quản lý Fulbright chỉ ra, ba thập kỷ từ khi Đổi mới, vai trò kinh tế của ĐBSCL so với cả nước đang giảm dần, thấp nhất trong bốn vùng kinh tế trọng điểm.

Nhìn lại năm 1990, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của TP HCM chỉ bằng 2/3 ĐBSCL. Hai thập niên sau, tỷ lệ này đảo ngược, bất chấp việc số dân đồng bằng gần gấp đôi TP HCM cùng với tài nguyên giàu có.

ꦛTS Vũ Thành Tự Anh, Trưởng nhóm nghiên cứu nhận định, trong khi nội lực kinh tế khó khăn, nguồn lực đầu tư vào vùng đất này cũng rất khiêm tốn. ĐBSCL là khu vực thu hút đầu tư nước ngoài thấp nhất nước. Nguồn lực đầu tư công cũng "bỏ quên" ĐBSCL nhiều năm, đặc biệt trong xây dựng hạ tầng giao thông. Hệ quả là đường bộ nội vùng, cũng như kết nối liên vùng rất yếu kém, do vậy không hấp dẫn các nhà đầu tư.

🐬Chật vật thích nghi với thiên tai, lại không có động lực từ nguồn vốn bên ngoài, doanh nghiệp khó càng thêm khó. Mật độ doanh nghiệp tại ĐBSCL năm 2021 chỉ là 3,53 doanh nghiệp trên 1.000 dân trong độ tuổi lao động, trong khi bình quân cả nước là 8,32 doanh nghiệp.

"Con đường duy nhất của người dân và doanh nghiệp để thích ứng với biến đổi khí hậu và thiên tai là giải quyết vấn đề cốt lõi gây sụt giảm khả năng chống chịu của đồng bằng", ông Goichot nói, nhấn mạnh tầm quan trọng của cát ở sông và bờ biển như một lớp giáp bảo vệ vùng đồng bằng trước các hiểm họa về nước, khí hậu.

Tuy nhiên, thích nghi thế nào vẫn là câu hỏi với ông Vinh, chủ Xí nghiệp chế biến lương thực Hoà Bình (An Giang).

✨Hơn ba tháng kể từ vụ sạt lở, doanh nghiệp này vẫn trong tình cảnh "tiến thoái lưỡng nan". Sông tiếp tục "gặm" bờ, nhưng ông không thể thi công bờ kè bởi sắp vào mùa lũ, phải đợi đến mùa khô - tức năm sau. Việc di dời nhà máy cũng bất khả thi khi phần lớn thiết bị cồng kềnh, không thể di chuyển bằng tỉnh lộ vì hệ thống cầu không đảm bảo tải trọng. Trong khi bến sông đang sạt lở, tàu không thể vào.

𝓰"Chúng tôi chỉ còn biết chờ và hy vọng dòng sông nguôi cơn giận", Giám đốc Xí nghiệp Hoà Bình nói.

Hoàng Nam - Thu Hằng - Ngọc Tài