Nhà giáo dục kỳ cựu Ken Robinson từng nói, có 3 nhân tố chính đưa nhân loại phát triển cho đến ngày hôm nay: sự đa dạng - tính sáng tạo - và sự tò mò. Thế nhưng việc giáo dục trong nhà trường và trong cả chính mỗi gia đình đang bào mòn dần những nh🌳ân tố sống còn này.
Hãy khoan nói đến giáo dục trong nhà trường, bởi nó mang tầm vĩ mô 🐻và không thể thay đổi trong ngày một ngày hai. Nhưng giáo dục trong gia đình thì hoàn toàn nằm trong tầm tay chúng ta, những người làm cha mẹ.
Sự đa dạng
Hầu như chúng ta không chấp nhận sự khác biệt của con mình so với những trẻ khác. Mỗi tháng chúng ta đem con đi cân đo và đau đầu khi trẻ không cao được bao nhiêu đây, nặng được bao nh♛iêu đó. Trong khi xã hội ngoài kia có đủ người cao, thấp, gầy, béo thì chúng ta lại bắt những đứa trẻ phải cao bằng nhau và nặng như nhau, để rồi khi chúng không đạt được cái mốc mong muốn, thì ta tìm mọi cách ép ăn: từ dụ dỗ, mắng nhiếc đến đánh đập. Con chúng ta no bụng (thậm chí là bể bụng) nhưng tinh thần thì hoàn toàn thiếu vắng niềm vui. Có chăng ta chỉ nên xem xét tình trạng sức khỏe của con (có đau bệnh gì không) và tâm lý (có vui vẻ thoải mái không) trong quá trình nuôi dạy trẻ?
Chúng ta cũng thấy khó chịu khi con người khác học giỏi văn giỏi toán, trong khi con mình tính cái gì cũng sai, viết chữ nào cũng lỗi, chỉ suốt ngày ca hát hay lấy kính lúp đi soi con sâu, cái kiến. Chúng ta ép con ngồi vào bàn học, rồi cũng dụ dỗ, cũng đánh đập, cũng nhiếc móc, cốt làm sao cho con từ bỏ "những trò vô bổ" và đạt được điểm 9, điểm 10 ở trường. 12 năm phải theo đuổi điểm số ở trường sẽ chỉ hủy hoại 60 năm còn lại trong cuộc đời con bạn mà thôi. Chúng sẽ thức dậy mỗi ngày, không muốn lê bước đi làm (một công việc chỉ đơn thuần nuôi sống bản thân) và tự hỏi đam mê của mình 🌃rốt cuộc là gì, sở trường của mình rốt cuộc nằm ở đâu. Chúng sống không có mục đích, và không có đam mê.
Chúng ta cũng không khỏi buồn phiền khi những đứa trẻ khác ngoan ngoãn vâng lời còn con mình thì hay cãi bướng, hay lý sự, không làm theo ý mình. Và chúng ta lại dụ dỗ, lại nhiếc móc và đánh đập nhưng chưa một lần tìm hiểu vì sao trẻ mang những thái độ đó. Chúng ta mặc định sự ngỗ ngược và một phần tính cách của trẻ vậy. Điều đó hoàn toàn sai, giống như việc ta bị sốt. Sốt không phải là một căn bệnh, nó là triệu chứng của một căn bệnh khác. Và nếu ta không trị dứt được căn bệnh nguyên nhân phía sau, ta sẽ chẳng thể nào hết sốt. ꧙Tương tự, nếu ta không hiểu vì lẽ gì trẻ trở nên ngỗ nghịch, ta mãi mãi không hiểu được tâm ý của con mình.
Hãy chấp🔥 nhận sự khác biệt của trẻ. Sự đa dạng của nhân loại là một điều vô cùng tốt đẹp, và đừng đồng hóa con mình về thể chất, tinh thần cũng như trí tuệ.
Tính sáng tạo
Sao con xây cái nhà kỳ cục vậy? Cái này🐼 phải để đây mới đúng chứ? Sao con tô dòng sông màu hồng ngộ vậy? Dòng sông phải màu xanh chứ?... Chúng ta luôn vô tình thốt lên những câu hỏi tương tự như vậy mỗi khi thấy con mình làm những điều mà theo chúng ta là "trái với lẽ thường". Vậy bao nhiêu người trong chúng ta hiểu được những tác phẩm h🌃ội họa nổi tiếng của Picasso hay Van Gogh? Hay trong mắt chúng ta đó chỉ là những đường nét nguệch ngoạc khó hiểu.
Đó hiển nhiên không phải lỗi của chúng ta, chúng ta đã không được dạy để biết cách thưởng thức những nét đẹp nghệ thuật ấy (🌼chúng ta được dạy phải đi kiếm tiền nhiều hơn). Nhưng chúng ta tuyệt đối đừng lấy thiếu sót của mình áp đặt lên con trẻ. Nếu trí tưởng tượng của trẻ vượt xa chúng ta thì sao, nếu tư duy của trẻ sâu sắc hơn chúng ta thì sao, nếu đôi mắt trẻ tiếp nhận mọi thứ dưới một góc độ độc đáo hơn thì sao?
Thay vì đưa trẻ quay trở lại lối mòn mà chúng ta đã đi, sao không cho trẻ được rẽ sang một con đường khác tươi mới và tốt đẹp hơn. Hãy nhìn trẻ bằng ánh mắt🌠 trìu mến, quan tâm và kh🍰ích lệ: "Ngôi nhà con xây lạ quá. Nhưng ba/mẹ rất thích. Con nói cho ba/mẹ biết đi, sao con lại để cái này ở đây nhỉ, rất độc đáo" hay "Dòng sông màu hồng của con đáng yêu quá! Con nói cho ba mẹ biết đi, dòng sông của con khác những dòng sông bình thường thế nào?".
Con chúng ta mếu máo mang về nhà một điểm 0: Con giải bài toán cô cho, con làm theo cách của con, chỉ cần 3 bước thôi, cũng ra kết quả đúng nhưng cô không chịu, cô bắt con làm đầy đủ 4 bước như cô dạy. Lúc đó, chúng ta làm gì? Chúng ta sẽ sừng sộ mắng con mình ngu ngốc, bướng bỉnh, không nghe lời cô? Chúng ta dọa sẽ cho con đi bán vé số nếu còn thấy một điểm 0 nào nữa. Hay chúng ta khen ngợi sự sáng tạo của con, củng cố tinh thần cho con và bỏ qua điểm 0 "vớ vẩn" của cꦯô giá🌳o?
Tất cả nằm trong tay chúng ta. Một chút, chỉ một chút tꦚhay đổi thôi, sẽ nuôi dưỡng nên những điều lớn lao.
Sự tò mò
Rất nhiều nhữꦉng đứa trẻ ngồi trên xe bus, nhìn qua cửa sổ và ngây thơ hỏi cha mẹ mình đủ thứ chuyện trên đời. Và có hai phản ứng phổ biến từ mẹ chúng: Thứ nhất là im lặng. Cha mẹ của trẻ hoàn toàn không để tâm đến câu hỏi của con mình. Đứa trẻ giống như đang tự kỷ với hàng tá câu hỏi không lời đáp. Thứ hai là quát nạt: "Im đi, sao mày nói nhiều thế! Nhức cả đầu!" hay "Trẻ con biết gì mà hỏi? Thôi, ngủ đi, đừng có hỏi lung tung nữa!". Kết quả của hai thái độ trên là gì? Là giết chết hoàn toàn sự tò mò và óc quan sát của trẻ.
Nếu không có tính tò mò và óc quan sát, con người có thể nghĩ ra được những ý tưởng mới lạ và tiến bộ, có biết rút kinh nghiệm để sửa đổi và làm chủ được cuộc đời mình không hay chỉ răm rắp làm theo lời người khác, nói và vấp phải một sai lầm đến hàng trăm lần🦋? Như vậy là chúng ta vô tình biến con mình thành một con rối và tước đi khả năng làm chủ cuộc sống của chúng rồi.
Hãy chân thành chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của bạn khi trẻ thấy hứng thú. Đừng nghĩ những thứ đó khi lớn lên rồi con cũng được học thôi. Việc tiếp thu kiến thức đi kèm với cảm xúc sẽ luôn được lưu giữ lâu hơn. Khi đi học, trẻ đối diện với chồng chất bài vở, hứng thú của trẻ còn nữa không? Tại sao không 𝕴cho con bạn "ăn" kiến thức khi trẻ còn "đói" mà lại đợi đến khi trẻ đã "phát ngấy" thì lại ép trẻ "ăn". Hãy cùng trẻ tìm hiểu bất cứ điều gì trẻ hứng thú, hãy hỏi han và quan tâm đến những sở thích của trẻ. Đó là bạn đã cho trẻ sự tự tin và thấu hiểu rất nhiều rồi.
Có thể bạn sẽ nói: Tôi chả mong con mình thay đổi nhân loại đâu, chỉ mong nó tự nuôi được cái thân nó thôi. Đúng, nhưng "nuôi cái thân nó" là nuôi cả về thể xác lẫn tâm hồn. Bạn muốn con bạn thành nhân tài xuất ch👍úng cũng được, muốn chúng làm một người bình thường cũng được. Nhưng tuyệt đối đừng bắt chúng ph💮ải sống mòn.
Nhà giáo Vũ Hoàng Quỳnh Trâm