Đọc bài viết "Tiền thừa kế không giúp con cái hạnh phúc", tôi tự đặt câu hỏi, tiền thừa kế hay tình cảm mới làm con bạn hạnh phúc? Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao. Ở loài người, nó mang nhân bản sâu sắc và thường ch🦋ịu tác động của lý trí. Hạnh phú♌c gắn liền với quan niệm về niềm vui trong cuộc sống.
Trong khái niệm hạnh phúc đó, con người ta sẽ thấy đây là một dạng cảm xúc, chỉ mang tính nhất thời, giai đoạn, không phải là cảm giác mãi mãi, không phải bất 𝕴biến. Trong đó, hạnh phúc cũng phụ thuộc vào nhu cầu nào đó của con người - thứ cũng mang tính giai đoạn, nhất thời, sẽ bị thay đổi, không phải là bất biến. Điều đó lại càng minh chứng rằng hạnh phúc sẽ thay đổi theo thời gian.
Đối với một đứa🍸 trẻ đang đói thì hạnh phúc là được ăn. Đối với người đang khát thì hạnh phúc là được uống nước. Với người nghèo hạnh phúc là được có tiền. Với người đang có nhu cầu về tình cảm yêu thương, thì hạnh phúc là được yêu thương... Vậy là hạnh phúc phụ thuộc vào nhu cầu của người đó cũng như khả năng đáp ứng cho họ. Nếu không đáp ứng được, bạn sẽ thấy khổ đau, bất lực, trái ngược với cảm giác hạnh phúc.
Cho nên, khi đưa ra một quan niệm số🔯ng, một khái niệm hạnh phúc nào đó, chúng phải phụ thuộc vào nhu cầu của người tiếp nhận thông tin đó từ bạn. Bạn không thể nói với người đang đói khát rằng hạnh phúc là được nhịn ăn, được giảm cân, được yêu thương... Với họ, nếu bạn rao giảng đạo lý hạnh phúc này thì bạn chính là "ác quỷ" đang hành hạ họ. Với người đang đủ ăn, đủ mặc, và đang cô đơn thì khao khát về hạnh phúc♈ của họ là được yêu thương, được nhận tình thương từ người thân, từ người tình... Lúc này, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn nói với họ về đạo lý "hạnh phúc là phải gắn với tiền bạc, cơm áo"?
Mà nhu cầu của con người lại phụ thuộc vào mức độ ưu tiên của mỗi cá nhân khi họ phải đứng trước những lựa chọn trong cuộc sống. Đối với người đang đói khát, nghèo khổ, nhu cầu ưu tiên của họ chính là giải quyết được mối bức thiết hiện hữu trước mặt là phải có cái ăn, phải thoát nghèo... nên bạn đừng nói về chuyện tình cảm nhạt nhòa vớiಞ họ. Bạn không thể mang nước mắt ra giải quyết vấn đề khi con cái, cha mẹ cần tiền để chữa bệnh, để mua sữa... Lúc này, nước mắt, ha𒈔y tình cảm phải đi liền với đồng tiền, hạnh phúc sẽ gắn với tiền bạc.
>> Không muốn con bước vào đời b♛ằng bọc tiền của cha mẹ
Nhưng khi một người đã cơm no, áo ấm từ trong chăn, trong bọc... bạn có thể dùng tiền đổi lấy niềm vui của họ được không? Xin thưa rằng "không" vì nhu cầu của người đó là được yêu thương, chiều chuộng... Người ta nói tình cảm sướt mướt là giấc mơ của nhiều kẻ lắm tiền nhiều của quả là không sai. Nếu không tin bạn hãy đặt mình vào hoàn cảnh của người đang đói để xem một người khác đưa cho bạn miếng ăn hay tình cảm mới làm bạn hạnh phúc? Cái hiện thực về chết đói trước mắt sẽ làm cho bạn biết mình phải ưu ꧂tiên cái gì đầu tiên.
Rất nhiều gia đình nghèo khó đang phải bỏ xứ đi xuất khẩu lao động kiếm tiền, chấp nhận xa quê, xa người thân họ là vì họ ưu tiên cho việc giải quyết nhu cầu tiền bạc trướ💟c mắt. Ngược lại, nhiều người giàu có, no đủ, sống trong cảnh chăn ấm đệm êm lại mong cầu tình cảm. Thậm chí, người ta sẵn sàng chạy theo tình cảm sướt mướt, bỏ luôn cả tiền bạc hiện tại để ưu tiên tình cảm rồi một ngày nhận ra tình cảm không phải là nhu cầu của họ nữa sau khi đã đói ăn.
Quay trở lại câu chuyện "con cái bạn có hạnh phúc với số tiền t🥀hừa kế của cha mẹ hay không?", tôi cho rằng câu trả lời phụ thuộc nhu cầu của con hiện hữu ngay trước mặt bạn. Khi con đã có sự no đủ về tiền bạc, có lẽ chúng sẽ lụy tình cảm từ bạn, thời gian vui chơi với bạn nhiều hơn là tiền thừa kế.
Nhưng khi con bạn thiếu thốn về vật chất, xin đừng nói chuyện nước mắt với🔜 chúng.
>> Bạn có để lại tài sản thừa kế cho con? Chia sẻtại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.