Sáng 15/5, ông Trần Tuấn Ngọc, Cục trưởng Viễn thám quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết Cục đang lên kế hoạch giám sát các nguồn phát thải cao, nguy cơ gây ô nhiễm trên toàn hệ thống Bắc Hưng Hải thông qua dữ liệu trực tiếp thu về từ trạm viễn thám Vnredsat-1, Sp༒ot 6 và các loại dữ liệu phụ trợ khác.
Dữ liệu từ trạm vệ tinh sẽ có nhiều trường thông tin, Cục Viễn thám quốc gia bóc tách về nguồn ô nhiễm và tình trạng ô nhiễm, cùng với thông⛄ số từ các trạm quan trắc để dự báo, cảnh báo và xử lý vi phạm.
Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải được xây dựng𒅌 năm 1958, gồm sông, đập dài hơn 230 km, trạm bơm, đê điều phục vụ tưới tiêu, thoát úng cho bốn tỉnh thành là Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương.
Những năm gần đây, hệ thống thủy lợi này ô nhiễm, nhiều thời điểm chất lượng nguồn nước khô𓂃ng đạt yêu cầu tối thiểu cho tưới nông nghiệp. Theo kết quả quan trắc tháng 2/2024 của Viện Nư🐎ớc, tưới tiêu và môi trường, 9-12 vị trí quan trắc có chất lượng ở mức rất xấu.
Việc giải quyết ô nhiễm ở Bắc Hưng Hải đã được đặt ra từ nhiều n🦩ăm nay, tuy nhiên chưa đạt hiệu quả. Nguyên nhân chính là nước thải sinh hoạt, nước thải làng nghề, cụm công nghiệp không được thu gom, xử lý mà vẫn xả thẳng ra sông.
Cùng với đó là trách nhiệm của các tỉnh, thành phố trong lưu vực chưa được phân định rõ ràng. Các tỉnh trong lưu vực như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh cho rằng Hà Nội là đầu nguồn của hệ thống, xả thải t▨rực tiếp ra sông, cần thực sự quyết tâm xử lý các nguồn này.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh trong hội nghị giải quyết vấn đề ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải ngày 14/ও5 đã yêu cầu xem xét thành lập Ban quản lý lưu vực sông và trao quyền, gắn trách nhiệm đối với lãnh đạo các tỉnh thành rõ ràng, từ đó có sự vào cuộc quyết liệt và phối hợp tốt giữa các địa phương. Đại diện Bộ Công an cho biết sẽ xem xét xử lý hình sự các cơ sở tái diễn tình trạng xả thải ô nhiễm ra môi trường.