Nhọt là tình trạng nhiễm trùng da, gây sưng đỏ và có đầy mủ ở trong. Nhiễm trùng thường phát t🐻riển sâu dưới da, liên quan đến nang lông hay còn gọi là nhiễm trùng da tụ cầu.
Tiến sĩ, bác sĩ Đặng Thị Ngọc Bích, chuyên khoa Da liễu, Bệnh🐓 viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho biết, người bệnh tiểu đường dễ bị mọc mụn nhọt do sự thay đổi đường huyết, thường gặp là vi khuẩn Staphylococcus aureus hoặc liên cầu khuẩn. Nhọt ở người tiểu đường cần được điều trị sớm tránh gây sưng to, loét, nhiễm trùng nặng, áp xe gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Người bị tiểu đường type 2 có nguy cơ bị tổn thương các mạch máu cao, dẫn đến thiếu lưu lượng máu đến da. Trong khi đó, máu có vai trò mang các tế bào bạch cầu giúp bảo♌ vệ da khỏi nhiễm trùng. Nếu thiếu máu đến da làm thiếu tế bào bạch cầu, da trở nên yếu đi và dễ bị nhiễm trùng. Người bệnh dễ gặp các vấn đề về da bao gồm🔴:
Acanthosis nigricans: là một dạng bệnh lý trên da, khiến d🌼a dày lên hoặc sẫm màu thành từng mảng và thường xuất hiện trên cổ, nách hoặc bẹn.
Xơ vữa động mạch: do các chất béo, đường, cholesterol lắng đọng bám trụ vào thành mạch máu gây tình trạng thu hẹp. Xơ vữa động mạch ảnh hưởng đến các mạch dưới da, 🎶khiến da bị bóng hoặc đổi màu.
Nhiễm khuẩn: có nhiều loại vi khuẩn có thể lây nhiễm trên da và gây ra nhiಌều tình trạng nhiễm trùng khác nhau bao gồm🥂 lẹo mắt, mụn nhọt, nổi mụn...
Bóng nước (ghẻ phỏng) tiểu đường: là bệnh lý về da, biểu hiện là các vết phồng rộp, mụn nước xuất hiện trê▨n mu bàn tay, bàn chân, cẳng chân và cẳng tay. Bullosis tiểu đường là do tổn thương dây thần kinh.
Nếu nhận thấy có nốt nhọt đang phát triển trên da, bạn không nên nặn hay sờ vào nhọt. Việc nặn nhọt không đúng cách có nguy cơ nhiễm trùng cao và làm lây lan sang các vùng da khác. Sử dụng gạc y tế vô trùng nhúng vào nước ấm và chườm lên vùng nhọt giúp giảm sưng đau🤡. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm, tránh tình trạng nhọt sưng to, vỡ nhọt.
Để ngăn ngừa nổi mụn nhọt, ngoài việc kiểm soát tốt lượng đường trong máu, cần có 👍lối sống lành lạnh.
Chế độ ăn uống: cân bằng với các thực phẩm lành mạnh, ăn nhiều rau lá xanh, các loại củ có chỉ số đường huyết thấp và giàu chất, ưu tiên ăn đạm từ thực vật ở các loại đậu như đậu nành, đậu hà lan, đậu đen, đậu đỏ... Chế độ ăn nên bổ sung chất béo tốt từ các loại hạt rang nguyên chất, các loại cá béo; tinh bột từ ngũ cốc nguyên cám giàu chất xơ và chỉ số đường huyết thấp...
Tập thể dục: cố gắng tham gia hoạt động thể chất đều đặn mỗi ngày. Duy trì cân nặng cân đối, khỏe mạnh giúp kiểm soát đường huyết.
Vệ sinh da: làm sạch da bằng xà phòng dịu nhẹ phù hợp với độ pH của da (5.5), lau khô da sau khi rửa, sử dụng kem dưỡng ẩm cho da hằng ngày. Người bệnh không mặc quần áo có chất vải thô cứng gây tổn thương da. Kiểm tra da hằng ngày, nếu thấy các bất thường như da đổi mà🍃u, xuất hi𝔉ện vết loét, phát ban..., người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm.
Mặc dù bệnh tiểu đường không trực tiếp gâ💟y ra mụn nhọt, nhưng căn bệnh này làm cho da và cơ thể giảm khả năng chống lại nhiễm trùng dễ gây nổi nhọt. Người bệnh cần chăm sóc da, kiểm tra da kỹ hơn, nếu có các dấu hiệu bất thường cầ♋n đến gặp bác sĩ da liễu gần nhà hoặc đến khám tại chuyên khoa Da liễu, TP HCM để được điều trị kịp thời.
Đinh Tiên