Ngày 28/5, ThS.BS.CKI Đào Duy An Duy, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết ông Nam chấn thương nghiêm trọng, đứt ba trong số 4 dây chằng khớp gối ở chân phải, gồm dây chằng 🌠chéo trước, dây chằng chéo sau và dây chằng bên trong.
Khớp gối gồm tổ hợp 4 dây chằng chéo trước, chéo sa🍨u, bên trong và bên ngo🏅ài, chịu trách nhiệm kết nối xương đùi với các xương cẳng chân, giữ xương ở đúng vị trí. Tổ hợp dây chằng còn tạo độ vững cho khớp, giảm áp lực khi chân chạm đất, phòng ngừa khớp gối bị vặn xoắn, trật... Bất kỳ dây chằng nào bị tổn thương đều gây sưng đau, hạn chế vận động.
Trường hợp ông Nam, khớp gối mất vững nghiêm trọng, chân phải không thể chịu lực. Nếu tiếp tục khôn♋g điều trị có thể làm tổn thương các phần mềm khác như sụn chêm, sụn khớp, thúc đẩy thoái hóa khớp phát triển. Bác sĩ chỉ định phẫu thuật ngay để phục hồi chức năng kh🌊ớp gối cho ông.
Người bệnh được tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân mác dài và dây chằng chéo sau bằng gân chân ngỗng, khâu lại dây chằng chéo trong ♒bằng chỉ siêu bền trong ba giờ. Cả ba dây chằng đều được tái tạo bằng kỹ thuật all inside. Đây là kỹ thuật nội soi, ít xâm lấn, 🌠cho phép tái tạo dây chằng kích thước lớn và chắc nhất, giúp khớp gối phục hồi tốt, ít đau sau phẫu thuật. Nhờ đó, người bệnh có thể sớm tập vật lý trị liệu, đẩy nhanh tốc độ phục hồi khả năng vận động.
Bác sĩ Duy cho biết tập vật lý trị liệu là một phần rất quan trọng trong phác đồ điều trị đứt dây chằng. Dù chưa thể lập tức đi lại sau phẫu thuật, người bệnh được hướng dẫn thực hiện các bài tập chịu lực ở chân, từ đặt đầu ngón chân chạm đất đến trụ chân hoàn toàn; 🔯tập vận động khớp gối; kích thích điện nhằm kích hoạt cơ tứ đầu, tránh teo cơ sau phẫu thuật; tập di chuyển với nạng để phòng tránh nguy cơ té ngã... Tiên lượng sau 6♐ tuần, khi mảnh ghép đã ổn định, ông Nam có thể bắt đầu tập chống chân, đi lại và sinh hoạt bình thường.
Tai nạn giao thông và chấn thương thể thao là nguyên nhân rất thường gặp gây đứt dây chằng. Dây chằng là cấu trúc rất quan trọng, giúp duy trì sự ổn định của khớp gối. Người bệnh nên đi khám khi gặp chấn thương hoặc có các dấu hiệu cảnh báo đứt dây chằng như nghe thấy tiến🍸g kêu lục cục ở gối khi xảy ra va chạm, sưng đau đầu gối, đi lại khó khăn, không thể uốn cong hoặc gấp gối như bình thường...
Điều trị chậm trễ có thể làm tiêu biến gốc dây chằng cũ, mạch máu và các thụ thể thần kinh. Người bệnh còn đối mặt với nguy cơ rách sụn chêm, tổn t💞hương sụn khớp, thúc đẩy phát triển sớm; lỏng lẻo khớp gối, teo cơ, khó tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật.
Phi Hồng
* Tên người bệnh đã được thay đổi
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh cơ xương khớp tại đây để bác sĩ giải đáp |