🧸Dây chằng chéo trước và chéo sau nằm bên trong khớp gối, giữ cho mâm chày không bị trượt khi di chuyển. Đứt dây chằng chéo sau là tình trạng căng, rách hoặc đứt hoàn toàn dây chằng chéo sau đầu gối. Chấn thương này thường xuất hiện khi phần đầu gối phía trước bị va chạm mạnh do tai nạn giao thông hoặc chấn thương thể thao.
🌱TS.BS Tăng Hà Nam Anh, Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh cho biết, ngay sau khi đứt dây chằng, đầu gối sẽ sưng lên nhanh chóng. Tùy theo mức độ chấn thương, người bệnh có thể cảm thấy đau từ ít đến nhiều, khớp gối lỏng lẻo và đi lại khó khăn.
Dây chằng chéo sau to gấp đôi dây chằng chéo trước༺, do đó, một khi chấn thương làm đứt dây chằng này, chứng tỏ lực tác động rất mạnh. Hai phần ba trường hợp đứt dây chằng chéo sau sẽ kèm theo tổn thương ở gân cơ khoeo, bao khớp sau ngoài và dây chằng bên ngoài. Vì những tổn thương nghiêm trọng này nên nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời và đúng cách, gối sẽ bị vẹo vào trong, mất ổn định và trượt ra sau khi người bệnh đi lại. Lúc này, bánh chè sẽ cọ vào mặt trước của xương đùi làm tổn thương bề mặt khớp chè đùi, làm tăng tốc độ thoái hóa khớp gối.
🐬Theo TS.BS Tăng Hà Nam Anh, hiện nay có nhiều phương pháp điều trị , trong đó, phổ biến nhất là nội soi khớp gối. Tuy nhiên, dây chằng chéo sau nằm gần động mạch khoeo nuôi cẳng chân, do đó, nếu quá trình phẫu thuật làm tổn thương động mạch này thì nguy cơ cắt cụt rất cao. Ngoài ra, một nguyên nhân thường gặp khác dẫn đến thất bại trong điều trị tình trạng này là do đặt không đúng vị trí bám của dây chằng chéo sau vào mâm chày và lồi câu đùi. Vì vậy, để bảo đảm an toàn, người bệnh nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín.
♉Trong trường hợp dây chằng chéo sau bị tổn thương nghiêm trọng, không thể phục hồi, các bác sĩ sẽ tái tạo dây chằng bằng gân tự thân hoặc sử dụng dây chằng nhân tạo. Ngoài ra, đứt dây chằng chéo sau thường kèm theo tổn thương các thành phần khác của khớp gối, do đó, khi điều trị chấn thương này, cần phải đồng thời tái tạo cả gân cơ khoeo, dây chằng bên ngoài... Việc thực hiện cùng lúc sẽ tăng tỷ lệ thành công trong điều trị đứt dây chằng và tình trạng mất vững góc sau ngoài của khớp gối.
♊ cho biết vật lý trị liệu là một phần không thể thiếu trong điều trị đứt dây chằng chéo sau. Trước và sau khi phẫu thuật, người bệnh cần chú trọng tập luyện cơ tứ đầu đùi thật mạnh. Nguyên nhân là do nhóm cơ này chịu trách nhiệm kéo mâm chày ra trước, làm giảm áp lực cho dây chằng chéo sau, giúp phục hồi nhanh hơn. Tuy nhiên, tốc độ hồi phục của dây chằng chéo sau vẫn sẽ chậm hơn so với dây chằng chéo trước từ 2 - 4 tuần. Sau 9 - 12 tháng, người bệnh có thể tham gia thể thao trở lại.
🌜Để giảm nguy cơ đứt dây chằng chéo sau, khi tham gia thể thao, người chơi cần lưu ý chọn các môn phù hợp với thể chất; khởi động kỹ trước khi bắt đầu, đặc biệt là các động tác kéo giãn để duy trì phạm vi chuyển động linh hoạt của khớp; thực hiện những bài tập giúp tăng cường các cơ đùi và cẳng chân để ổn định khớp; thận trọng khi chơi các môn thể thao dễ gây ra chấn thương dây chằng đầu gối như bóng đá, quần vợt, bóng rổ... Ngoài ra, còn cần thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý, chú trọng nhóm thức ăn giúp tăng cường sức khỏe của cơ và duy trì cân nặng lành mạnh, ngăn ngừa nguy cơ thừa cân béo phì để tránh gây áp lực cho khớp gối, từ đó giúp phòng ngừa đứt dây chằng hiệu quả.
Phi Hồng