"꧙Để hỗ trợ người dân Afghanistan, chúng tôi sẽ phải làm việc với chính quyền mới tại nước này", Josep Borrell, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU)♛, phát biểu trong cuộc họp với các ngoại trưởng của khối tại Slovenia hôm 3/9.
Borrell cho biết quyết định làm việc với Taliban không có nghĩa là công nhận chính quyền của nಞhóm Hồi giáo, nói thêm rằng việc gia tăng hoạt độngꦆ "sẽ phụ thuộc vào hành vi" của lực lượng này.
Theo quan chức EU, chính quyền mới tại Afghanistan phải ngăn không để đất nước một lầ𓂃n nữa trở thành nơi phát triển các phiến quân, như trong thời kỳ Taliban nắm quyền trước đây, đồng thời phải tôn trọng nhân quyền, pháp quyền, tự do báo chí và nên đàm phán với các lực lượng chính trị khác về mộ𒐪t chính quyền chuyển giao.
Borrell cho hay chính quyền mới cũng phải cho phép tiếp cận viện trợ nhân đạo, tôn trọng những thủ tục và điều kiện giao viện trợ của EU. "Chúng tôi dự kiến tăng cường vi꧙ện trợ nhân đạo, nhưng sẽ đánh giá theo khả🦩 năng tiếp cận", quan chức EU nói.
Các cơ quan ⛦cứu trợ cho biết Afghanistan đang đối mặt thảm họa nhân đạo, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế vì xung đột, hạn hán và đại dịch Covid-19. Khoảng 18 triệu người Afghanistan, tương đương một nửa dân số, đang cần hỗ trợ nhân đạo, theo giới chuyên gia EU.
Hơn hai tuần kể từ khi giành quyền kiểm soát hầu hết Afghanistan, Taliban vẫn chưa cô💧ng bố chính quyền mới. Một ꧋số nguồn tin giấu tên cho hay quá trình chuẩn bị đang trong giai đoạn cuối và phó thủ lĩnh Taliban Mullah Baradar, người đồng sáng lập phong trào, sẽ lãnh đạo chính quyền.
Trong giai đoạn nắm quyền từ năm 1996 đến 2001, Taliban đã áp đặt những quy định hà khắc theo luật Hồi giáo, khiến nhiều người lo ngại viễn cảnh này tái diễn. Tuy nhiên, lần này họ dường như nỗ lực thể hiện hình ảnh ôn hòa hơn, cam kết bảo vệ nhân quyền, bao gồm quyền củaꦦ phụ nữ, và không trả đũa những đối thủ cũ.
Mặc dù vậy, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas hôm 3/9 cho biết họ sẽ đánh giá Taliban "dựa vào các hành động, không phải lời nói". "Chúng tôi muốn giúp ngăn chặn khủng hoảng nhân đạo có nguy cơ xảy ra vào mùa đông, nên phải hành động nhanh cꦕhóng", ông nói thêm.
Ánh Ngọc (Theo Reuters)