Theo EVN, do các nhà máy điện có công suất lớn hầu hết được xây dựng ở cách xa khu dân cư và thành phố nên cần có khu Quản lý vận hành sửa chữa, trong đó có hạ tầng và nhà ở cho cán bộ công nhân nhằm 🥀huy động kịp thời công nhân khi xảy ra sự cố. Đây là những nhà ở công vụ, do vậy khi công nhân không làm việc ở nhà máy sẽ phải trả lại nhà, còn biệt thự đơn lập, song lập cho các chuyên gia sinh sống khi không dùng nữa sẽ chuyển thành nhà khách.
Lý do xây dựng một số công trình thể thao, EVN cho rằng việc này giúp giảm độ căng thẳng, nhanh chóng hồi phục sức khỏe cho 𒁏nhân viên để duy trì ca trực tiếp theo.
"Hiện nay, trong các Nghị định về Quản lý đầu tư của Chính phủ và các Thôngꦜ tư hướng dẫn của các Bộ ngành không nêu cụ thể có danh mục Khu quản lý vận hành sửa chữa, nhà công vụ, nhưng vì những lý do trên nên việc xây dựng khu quản lý vận hành, sửa chữa, nhà công vụ cho cán bộ công nhân của các nhà máy điện là rất cần thiết, phù hợp với điều kiện thực tế", văn bản của EVN cho hay.
Bên cạnh đó, Tập đoàn này k🅺hẳng định số tiền đầu tư xây dựng khu chung cư, nhà công vụ phục vụ vận hành, công trình thể thao "không đưa vào giá thành điện" mà được trích từ khấu hao, lợi nhuận sau thuế hoặc vay ngân hàng và hạch toán riêng.
Liên quan đến kết luận của Th🎐anh tra Chính phủ về việc công ty mẹ EVN hướng dẫn hạch toán chuyển nguồn vốn không đúng tại 11 dự án làm tăng chi phí sản xuất điện trong năm 2011, số tiền 223,9 tỷ đồng, EVN cũng giải trình rằng kh🍌ông có việc này
Cụ thể, theo "ông lớn ngành điện, do nhu cầu vốn đầu tư các công trình điện của EVN mỗi năm cần hơn 60.000 tỷ đồng, n🦄ăm 2013 cần tới 106.600 tỷ đồng nên bị lâm vào cảnh thiếu vốn đầu tư, nguồn vốn khấu hao cơ bản không đủ để trả nợ gốc và lãi vay. Trong quá trình phát hành trái phiếu để huy động vốn, các thủ tục lại chậm, không kịp với tiến độ giải ngân nên EVN phải ứng trước vốn sản xuất để thanh toán cho các nhà thầu. Sau khi phát hành trái phiếu xong, lúc đó EVN hoàn trả lại số vốn sản xuất trước.
Theo đó, năm 2010 và năm 20🔜11, EVN hướng dẫn 8 đơn vị hạch toán chuyển nguồn vốn của 11 dự án đã hoàn thành tổng số tiền là 1.619,3 tỷ đồng, thực chất là hoàn🎐 trả vốn sản xuất mà trước đây EVN đã ứng. Do việc điều chuyển nguồn vốn các dự án đã hoàn thành nên phần lãi trái phiếu 223,9 tỷ đồng được hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện ngay trong năm tài chính thay vì hạch toán vào chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của các công trình điện. "Về tổng thể việc hạch toán nêu trên không làm tăng chi phí sản xuất điện", văn bản của EVN nêu.
"Việc hạch toán giá thành của EVN luôn tuân thủ các quy định của nhà nước và đã được các tổ chức thanh tra, kiểm toán xác nhận", Phó Tổng Giám đốc Đinh Quang Tri cũng nhấn mạnh trong vănꦓ bản giải trình.
Về việc đầu tư ngoài ngành, EVN cho biết tro✱ng 121.790 tỷ đồng đầu tư ngoài công ty mẹ thì có 49.634 tỷ đồng đầu tư vào công ty con, công ty liên kết thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện; 70.049 tỷ đồng cho các công ty con vay lại và chỉ có 2.107 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 2,7% trên vốn điều lệ) là đầu tư ngoài ngành.
"Đầu tư ngoài ngành 2.107 tỷ đồng là do trước đây khi thành lập EVN theo Điều lệ được Thủ tướng phê duyệt, Tập đoàn hoạt động đa ngành đa nghề, trong đó có lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, chứng khoán, bất động sản. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, EVN đã có văn bản báo cáo Bộ Công Thương thực hiện thoái vốn ngoài ngành và hiện đang tích cực triển khai để đến năm 2015 hoàn thành việc thoái vốn này", Phó 🤡Tổng Giám đốc Đinh Quang Tri cho hay.
Liên quan đến việc giao chỉ tiêu kinh doanh lỗ, "nhà đèn" cũng cho biết năm 2010, 2011 nắng hạn thiếu nước, ngành điện phải huy động lượng dầu rất lớn để phát điện nên hai năm liên tiế💟p lỗ tổng cộng 12.000 tỷ đồng. Do vậy, EVN đã giao chỉ tiêu lỗ cho các đơn vị trong năm 2011 "để các đơn vị phấn đấu giảm lỗ so với lỗ kế hoạch".
Trước đó, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, EVN đã ꧒tính nhiều khoản chi phí từ việc xây nhà ở cho cán bộ n🐼hân viên, trong đó có cả những biệt thự, nhà liền kề, chung cư cao tầng, bể bơi, sân tennis vào giá bán điện cho người dân. Tổng chi phí của những khoản mục này gần 600 tỷ đồng.
Không chỉ có những khoản chi phí bất hợp lý, cơ quan thanh tra còn cảnh báo việc đầu tư ngoài ngành của EVN. Đến hết năm 2011, tập đoàn đầu tư ra ngoài ngành hơn 121.000 tỷ đồng dù vốn điều lệ chưa đến 77.000 tỷ đồng, vi phạm quy định của Bộ Tài chính. Trong số này, có gần 2.000 tỷꩵ đồng được EVN rót vào những ngành "nóng" và rủi ro như bảo hiểm, chứng khoán, ngân hà♏ng.
Riêng khoản đầu tư vào EVN Telecom, Thanh tra 🐻Chính phủ cũng nêu rõ việc này gây mất 2.400 tỷ đồng vốn nhà nước. Nhiều cơ quan thành viên của tập đoàn cũng có những khoản thua lỗ nghiêm trọng.
Tuy nhiên, còn hai vấn đề đến nay chưa thấy EVN giải trình. Đó là việc Thanh tra kết luận EVN mua ôtô không đúng theo quy định. Cụ thể, tập đoàn này chỉ được mua ôtô 2 cầu, giá tối đa là 1,04 tỷ mỗi xe, nhưng thực tế đã mua 2 xe Toyota Land Cruiser với giá hơn 2,5 tỷ đồng mỗi chiếc và được tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh chung. Trong khi tập đoàn mẹ mua ôtô vượt mức được phép khoảng 3 tỷ đồng thì Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) cũng mua sắm xe công vượt quy định 2,2 tỷ đồng khi "tậu" 6 chiếc Toyota Camry 2.4G cho hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, không ít đơn v🌠ị thuộc EVN vẫn chi thưởng cho nhân viên dù thua lỗ, không có nguồn để trích quỹ khen thưởng phúc lợi, chẳng hạn Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (NPT) lỗ hàng nghìn tỷ đồng nhưng các đơn vị trực thuộc vẫn tạm ứng quỹ khen thưởng phúc lợi hơn 7,1 tỷ đồng. Tương tự, Tổng công ty Điện lực miền Trung cũng tạm ứng quỹ gần 5,4 tỷ đồng.
Phương Linh