"Mọi người ở nhà chán muốn chế♌t, vì thế virus cũng sẽ chán muốn chết", chuyên gia bệnh truyền nhiễm Trương Văn Hồng phát biểu bằng chất giọng đặc trưng của người Thượng Hải. "Hãy ở nhà hai tuần, rồi𝓀 chúng ta sẽ tiến gần hơn đến thành công".
Lời kêu gọi công chúng khẩn thiết và sống động của tiến sĩ Trương ngay l๊ập tức thu hút sự chú ý của thành phố 25 triệu dân, khiến ông được đặt biệt danh "Bố Trương". Đoạn video phát biểu của chuyên gia 52 tuổi này sau đó được chia sẻ rộng rãi trên các cổng thông tin trực tuyến của Thượng Hải, thậm chí được hãng thông tấn nhà nước Xinhua đăng lại.
Kể từ n❀ăm ngoái, Trương, người đứng đầu hội đồng chuyên gia về Covid-19 của Thượng Hải, đã trở thành gương mặt đại diện cho cuộc chiến chống đại dịch tại Trung Quốc.
Ông hiện là một trong những chuyên gia y tế n💟ổi tiếng và được kính trọng hàng đầu đất nước, sở hữu gần 4 triệu người th𒀰eo dõi trên mạng xã hội Weibo. Truyền thông quốc tế gọi Trương là "Fauci Trung Quốc", dù ông không nắm chức vụ trong chính quyền như Anthony Fauci, cố vấn y tế Nhà Trắng.
Tuy nhiên, tương tự Fauci, người có phong cách⛄ giao tiếp khiến ông trở nên nổi bật giữa phản ứng hỗn loạn với Covid-19 của chính quyền cựu tổng thống Mỹ Donald Trump, cách phát ngôn khéo léo và cư xử đầy tôn trọng của Trương mang lại một "làn gió mới", không giống phong cách quan chức Trung Quốc thường thể hiện trước công chúng.
"Tại Trung Quốc, chúng tôi không thường thấy một nhà kỹ trị phát biểu với công chúng theo cách này. Khô🔥ng dễ để thẳng thắn như vậy trong bối cảnh hiện nay, nhưng Trương hiểu rằng với tư cách một chuyên gia, ông có nghĩa vụ nói những lý lẽ thông thường và giao tiếp với công chúng bằng ngôn ngữ giản dị", giáo sư Zhengming Chen tại Đại học Oxford của Anh, người từng học chung trường đại học với Trương, cho biết.
Hoàng Nghiêm Trung, chuyên gia cấp cao về y tế toàn cầu tại tổ chức Hội đồng Quan hệ Đối ngoại của Mỹ, bày tỏ sự đồng tình và đánh giá Trương "hoàn toàn phù hợp với kỳ vọng của công chúng Trung Quốc về giới trí thức⛎ truyền thống".
Năm ngoái, khi các chuyên gia Trung Quốc và nước ngoài tranh cãi tꦏhuốc kháng virus Remdesivir hay thuốc Trung Quốc hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn Covid-19, Trương đã nói ngụ ý t🍬rong một buổi phỏng vấn rằng cuộc tranh luận mang tính chính trị như vậy không có nghĩa lý gì. "Muốn biết lừa hay ngựa, cứ đem ra cưỡi thử", ông nói.
Kỹ năng thuyết phục của Trương, cùng chiến lược kiềm chế virus "không khoan nhượng" tại Trung Quốc, đã được đền đáp, khi Thượng Hải chỉ ghi nhận 350 ca nhiễm nCoV trong cộng đồng vào tháng 6/2020. Người dân Trung Quốc cũng được tận hưởng cuộc sống gần như vắng bóng đại dịch trong phần 🌳lớn năm ngoái.
Sự nổi tiếng của Trương không chỉ bắt nguồn từ khả năng thuyết phục độc đáo. Ngay sau khi ông trở thành gương mặt quen thuộc tại Thượng Hải, những người hâm mộ Trương đã tổng hợp danh sác🐲h "câu nói vàng" chứng minh kỹ năng phát biểu trước công chúng và phẩm chất của ông.
Trong một buổi trò chuyện, Trương đã cố gắng giải thích cho khán giả sự khác biệt giữa cảm lạnh và cúm, bởi hai từ này có vẻ tương đồng trong tiếng Trung. "Cú🐟m không phải là cảm lạnh, giống con hổ không phải con mèo", ông cho hay.
Khi khuyên người dân không ăn chung đồ trên cùng một đĩa, vốn là thói quen của người Trung Quốc, Trương nói: "Chúng tôi không ch༺ủ trương như vậy, nhưng đó là điều mọi người phải làm. Việc không chia thức ăn ra các đĩa kháꦿc nhau giống bạn không mặc mảnh giáp nào trước dịch bệnh, rất nguy hiểm".
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ China Daily, khi được hỏi về di sản của bản thân, Trương cho biết khi đại dịch trôi qua, ông "cũng sẽ lặng lẽ rời đi". "S🤡ự nổi tiếng chỉ làm giảm niềm vui trong cuộc sống của tôi", Trương giải thích thêm trong buổi phỏng vấn khác với Shanghai TV năm ngoái.
Khả năng lý giải những vấn đề phức tạp của Trương còn giúp ông được các quan chức cấp cao tôn trọng. Năm ngoái, sau khi phát biểu trước các sinh viên Trung Quốc ở Mỹ, Trương nhận được tờ ghi chú viết tay từ Thôi Thiên Khải, đại sứ Trung Quốc tại Mỹ khi đó. Nhà ngoại giao sinh ra ở Thượng Hải này ca ngợi phong cách "chân chất" của Trương và hứa sẽ đến thăm ông khi trở về qu๊ê hương.
Tuy nhiên, danh tiếng thường đi kèm sự soi xét và ý kiến tranh cãi. Hôm 🤪29/7, giữa lúc biến chủng Delta bắt đầu lây lan tại Trung Quốc, Trương đăng bài trên mạng xã hội kêu gọi "sáng suốt" sống chung lâu dài với virus, cách tiếp🥃 cận đã được những nước như Anh và Singapore áp dụng.
Qu🌌an điểm thẳng thắn này khiến Trương hứng chỉ trích. Một số người dùng mạng xã hội cáo buộc ông "xúi bẩy ý tưởng từ nước ngoài" và đang trở thành "💎đầy tớ của Mỹ", trong khi một số khác bắt đầu xoáy vào vào học vấn của ông.
Ngày 14/8, Weibo xuất hiện một bài đăng cáo buộc Trương đạo văn một phần luận án tiến sĩ 21 năm trước. Đại học Phục Đán ở Thượng Hải, trཧường cũ của ông, nhanh chóng ra tuyên bố cho biết họ đã bắt đầu điều tra vấn đề. Trương bị chỉ trích là "kẻ gian lận trong học tập" và đã đi quá xa, khi không đồng tình với chính sách "không Covid" của chính phủ.
Tuy nhiên, những người ủng hộ Trương vẫn kiên♉ quyết công khai bảo vệ ông, cho rằng những cáo buộc trên xuất phát từ nhóm người muốn loại bỏ Trương. "Nếu một xã hội thậm chí không thể khoan nhượng với người như Trương Văn Hồng, thì đó là nỗi bất hạnh của một 𝔍quốc gia", một người dùng mạng xã hội viết.
"N🦋hững người bảo vệ Trương không bác bỏ mọi chỉ trích chỉ vì thích ông ấy, mà họ nghĩ rằng thật không công bằng khi có người cố gắng hạ uy tín của ông ấy chỉ bởi bất đồng quan điểm", người khác ch๊o hay.
Trương không trực tiếp đáp lại những lời công kích, nhưng cu𒈔ối cùng phá vỡ im lặng sau ba tuần vào ngày 18/8. "Chiến lược chống Covid-19 mà đất nước áp dụng là biện pháp phù hợp nhất với chúng ta trong thời điểm hiện tại.💛 Bạn phải tự thử giày mới biết chúng có vừa hay không", ông viết trên Weibo.
5 ngày sau, Đại học Phục Đán ra tuyên bố cho biết cuộc điều tra "không tìm thấy bằng chứng nào về hành vi sai trái trong quá trì✅nh học tập" của ông Trương.
Ánh Ngọc (Theo Guardian)