Chiều buông. Mẹ đỗ quang gánh trong sân nhà, một bên cành đào tươi thắm, một bên cây quất nặng trĩu quả. Ta sà vào lòng mẹ. Mẹ ôm ta hôn nhẹ vào trán "Tết sắp đến rồi, vui ♕không con?". Bố rít điếu thuốc lào kêu ré tai. Qua làn k💛hói thuốc, bố nói "Mọi thứ đã sẵn sàng".
Bố đã kê sẵn cái bệ bếp ba chân bằng sáu viên gạch. Ta ước mơ tối đến thật sớm để được chẻ ống tre tiền xu tiết kiệm, được xem bố mẹ gói, luộc bánh. Ta nâng niu rổ tiền xu trắng bạc và ước mơ mua một chiếc xe đạp "Còn nhỏ, chưa đi xe đạp được đâu con". Ta thèm có thật nhiều tiền để mua mọi thứ cho Tết. Nhờ Tết mà ta sẽ có một chiếc xe đạp. 𓄧Ta cứ nghĩ có chiếc xe đạp thì đi xa đến mấy cũng đi được. Đôi chân ta khỏi phải lững thững theo sau quang gánh của mẹ "Có xe đạp, con có đi sang Liên Xô được không mẹ?". Mẹ trả lời "Được". Ta hào hứng nghĩ đến một thế giới xa xôi luôn có Tết. Và Tết đầy ắp mọi thứ.
Nhìn cái bánh chưng mà bố mẹ gói riêng cho ta, nhỏ tí xíu, chiếc bánh của tình yêu, chiếc bánh duy nhất của năm, ta thấy vui lắm. Vừa vớt bánh chín khỏi nồi, ta liếc nhìn vào chiếc bánh nhỏ, đẹp, ngon nhất mà ta sẽꦕ được thưởng thức đầu ti🦩ên. Mẹ nói "Ăn trước các cụ là hư đấy". Ta không muốn hư nhưng cơn háo hức và thèm chiếc bánh tỏa khói thơm phức vẫn thắng tất cả. "Con ăn trước mà không hư đâu". Cái cảm giác sung sướng của tuổi thơ tràn ngập trong ta. Sao bánh ngon vậy mà chỉ được ăn một lần trong năm?
Tết qua, ta buồn vì bố mẹ không ở nhà thường xuyên. Tết qua, ta nhớ Tết vì hỏi xin bố mẹ cái gì ta cũng chỉ được câu trả lời♔ "Chờ Tết đến đã con". Vậy Tết là cái mà ta luôn mong đợi. Ta cố học giỏi chờ Tết. Chờ giấc mơ được bộ quần áo mới. Ta yêu mi, Tết ơi. Mi là giấc mơ, là mong đợi của ta.
Bố ném chiếc bánh chưng xuống nền nhà "Không bánh trái gì hết mà cũng không Tết nhất nữa". Ta nem nép sau tấm ri đô nhìn bố mẹ giận nhau. Tại sao bố không muốn những chiếc bánh chưn🌠g kia? Tại sao bố không muốn Tết? Tại sao mẹ gục đầu trên đùi, trước lửa bếp? Mẹ khóc. Ta còn quá ngây thơ để hiểu những gì đang diễn ra. Ta đổ tội cho Tết, đổ tội cho bánh chưng. Nếu không có Tết và những chiếc bánh kia thì bố mẹ đã không cãi nhau.
Mẹ đi chợ hàng ngày. Bố đi làm xa nhà. Bố làm gì mà ta không biết. Bố đã kế chuyện gì về công việc của mình? Ta ngây thơ hay vô tâm chưa hỏi bố làm gì? Chiều nay bố đèo mấy rộp bánh chưng sau xe đạp về để lên bàn. Mẹ đi chợ về không mang theo đào, quất. Mẹ lặng lẽ làm thịt gà và nấu canh măng, bố ngồi rít hết điều thuốc lào này đến điếu khác. Ta tự hỏi hôm nay là Tết chưa chỉ? M🌄ẹ nói "Chỉ có dăm ba cái bánh thế thôi à, tiền đâu đưa tôi để chi tiêu Tết". Còn bố lẩm bẩm "Còn đồng nào nữa, cô không thấy sau đổi tiền mười đồng ăn một à?".
Đổi tiền thì liên quan đâu đến cờ bạc? Bố đập cái điếu cày, đứng bật dậy như vừa ngồi trên lửa. Những chiếc bánh nằm ngơ ngác trên ღnền nhà, những sợi lạt vẫn gắn chặt từng đôi với nhau. Đâu rồi chiếc bánh tí hon của ta? Ta nhìn lên thời gian biểu trên góc học tập. Mắt ta nhòe ướt trước những phiếu bé ngoan đỏ thắm dán dưới ảnh Bác. Bác vẫn giơ tay chào, miệng nở một nụ cười hiền hậu muôn kiếp.
Tết ơi, mi đừng đến vội nhé! Ta nghe tiếng cửa cổng tre kẽo kẹt như ai đó vừa mở. Ta liếc nhìn xuống bếp, bóng mẹ vẫn bập bùng trước ngọn lửa than củi. Tay mẹ vùi vào mái tóc để xõa còn thoảng hương sả, hương hoa m⛎ùi. Góc nhà buồn thiu vì🌸 chiếc xe đạp thống nhất đã lăn theo bước chân bố sau cổng tre.
Mẹ đặt chiếc quanh gánh trước sân nhà. Vẫn cành đào, cây quất. Thêm tiếng gà trống thiến bị buộc chân kêu quang quác. Ta nhìn mẹ từ cửa sổ phòng trên gác hai.Ta không ùa vào lòng mẹ như những năm xưa. Bao cái Tết qua chỉ có mẹ và ta. Những chú chim cút nhảy toán loạn như bị rắn hổ mang tấn công. Đến giờ chúng đòi ăn. Ta ཧmong sao mẹ đã bán hết hai chậu trứng để đủ tiền mua sắm Tết. Chắc mẹ không quên mua ngô, đậu nành hạt để làm thức ജăn cho chúng.
"Nam ơi, giúp mẹ nào con". Ta chạy xuống bậc cầu thang. Mưa phùn lất phất, se lạnh. Nhìn bó củi to mẹ mua, ta không cần hỏi để làm gì. Mấy năm nay mẹ tự gói, tự đun bánh chưng. Năm chiếc là đủ. Không nhớ từ lúc nào ta ghét bánh chưng, ta không còn mong Tết đến. Ta chỉ biết lao vào học. Ta vừa đỗ đại học. Gần hai nghìn con chim cút đẻ trứng là 🍸nguồn thu nhập chính của mẹ và ta. Ta thèm cái bánh bao nóng trong túi ni lông bố mua, rồi rúi vào tay ta khi đưa tới trường "Nhớ mang điểm 10 về cho bố". Những điểm 1𒅌0 là của ta mà sao chúng lại làm bố mẹ lại vui đến vậy? Đâu rồi những tiếng cười hở cả hàm răng đen của mẹ khi bố bóc khoai lang nướng cho mẹ con ta?
Ta chuẩn bị va li, túi xách. Bữa ăn tối khá đông đủ bạn bè. Ngày mai ta đi du học. Xa lắm. Ta tạm biệt mẹ, bạn bè yêu thương, chiếc xe đạp đã gắn bó cùng ta những năm cuối đời sinh viên. Ta tạm biệt những bóng chim c💃út nhẩy toán loạn đòi ăn để đẻ thật nhiều trứng cho ta mua sách mua vở, nuôi mẹ, nuôi ta. Ta tạm biệt người bố mà hàng chục năm ta không gặp. Tạm biệt trong thầm lặng thôi vì chỉ ta ♓mới thấu hiểu lòng ta.
Tết đầu tiên xa nhà. Sao trống vắng và xa cách thế. Ta hụt hẫng. Tết ta, trời Tây, không bánh chưng, không canh măng, không giò chả. Mấy bạn học cùng thời tụ tập, góp tiền đi chợ mua đồ làm cơm tất niên. Tết thiếu đủ thứ một phần cũng vì du học khóa ta toàn con trai, nào gà luộc, cơm nếp, cơm tẻ, bò xào. Tết càng buồn tẻ bao nhiêu thì ta lại càng nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ cái hương quê.🦂 Tết xa làm ta rộng lòng hơn với những Tết buồn năm xưa. Tết xa làm ta thèm được chạm tay vào những kỷ niệm Tết thời thơ ấu, mơn trớn những chiếc bánh chưng tí hon.
Tết ơi, mi theo đuổi ta, ta chạy chốn khỏi mi. Để rồi mi và ta lại vẫn lao vào nhau, xoắn vào nhau, cào xé nhau, yêu nhau. Ta nhìn mi thanh thản, ta mỉm cười. Hãy chấp nhận ta 🙈đi. Ta là của mi. Tết là của ta. Ta mỉm cười với mi rồi đấy.
Từ ngày 15/1 đến hết 1/3, độc giả VnExpress có thể tham gia cuộc thi "Tết và tuổi thơ" để chia sẻ những cảm xúc, kỷ niệm ngày Tết bé thơ đầm ấm bên gia đình. Độc giả bấm vào đây để tham gia. |