Đêm 25/12, nhiều khán giả tại TP HCM có mặt ở Sân khấu Thể nghiệm thuộc trường Múa, quận 3 để thưởng thức vở Thiên Thiên của nữ đạo diễn Việt Linh. Với sự tái xuất lần này, Việt Linh hợp tác cùng đạo diễn Phạm Hoàng Nam dựng sân khấu kịch của riêng chị mang tên Hồng Hạc. Thiên Thiên là vở diễn đầu🥃 trong bốn vở được chị chọn lựa để ra mắt khán giả.
Thiên Thiên không phải vở kịch mới bởi từng được công diễn lần đầu vào tháng 2/2014 tại Nhà hát Thành phố. Tuy nhiên, vở kịch với sự tham gia của dàn diễn viên mới như Lê Hồng Thắm, Lê Chi Na, Thanh Tuấn... khiến người xem một lần nữa được꧋ khóc, cười với những câu chuyện trớ trêu trong cuộc sống, những dằn vặt triền miên trong góc khuất nội tâm của mỗi nhân vật.
Nhân vật Thiên Thiên được nhiều người tìm tới để bộc bạch câu chuyện khó nói của mình. Một người đàn ông giàu danh vọng nhưng bị lương tâm cắn rứt, một cô bé tuổi teen "mồ côi tình thương" của bố mẹ, một cô gái giằng xé khi phải quyết định có nên nhận cha ruột từng bỏ rơi mẹ con cô, một người đàn bà nhức nhối nỗi đau chồng ngoại tình... Qua chuyện của riêng mỗi người, khán giả thấy b꧒í mật ẩn sâu mà ai cũng có thể chất chứa trong lòng.
Chuyển thể từ truyện ngắn Hạnh phúc là cùng của Vũ Hồi Nguyên và Xoa của Tăng Song Nam, kịch Thiên Thiên khai thác chất văn chương giàu cảm xúc trong tài biên kịch của Việt Linh. Nhiều lời thoại mang đậm triết lý nhân sinh 🌺khiến người nghe phải suy ngẫm: "Khi ta tuyệt vọng, hãy nhớ đến những người đang hy vọng về ta", "Sống là vẽ một bức tranh mà không có cục gôm tẩy, ta chỉ có thể che cái sai bằng cách vẽ khác"...
Thiên Thiên nghe người khác tâm sự, nhưng trong cô cũng chất chứa "bóng ma" ám ảnh từ quá khứ. Góc khuất của Thiên Thiên được tài đạo diễn âm thanh - ánh sáng của Phạm Hoàng Nam thể hiện hoàn hảo trong những tiếng động, dàn cảnh làm người xem giật mình. Đó là những màu đỏ chập chờn của ánh đèn xe cấp cứu, những tiếng còi hú ám ảnh hay đơn giản là bản nhạc In our tears của Secret Garden.
Chọn địa điểm sân khấu nhỏ với đối tượng là người xem yêu văn chương và cꦑó độ tuổi "chững", sân khấu Hồng Hạc🌞 đêm qua vẫn kín đặc với 162 chỗ ngồi. Lau vội giọt nước mắt sau khi vở kịch khép màn, chị Cẩm Vân (ở đường Hậu Giang, quận 6) cho biết chị đến đây vì hâm mộ nữ đạo diễn. "Tôi biết đến Việt Linh từ phim nhựa Mê Thảo thời vang bóng, nhưng đây là lần đầu tôi xem tác phẩm của chị trong vai trò đạo diễn - biên kịch sân khấu. Vở kịch thực sự đã lấy nước mắt của tôi, đặc biệt ở phâ𝓰n đoạn cô gái phải quyết định có nên nhìn mặt người cha từng bỏ rơi cô trước khi ông chết", chị Vân kể.
Từng xem kịch Thiên Thiên năm ngoái, anh Linh Nguyễn (quận 🌠Bình Thạnh) chia sẻ vở kịch lần này có sự thay đổi về diễn viên nên anh quyết định thưởng thức lại. "Dẫu không có gư🎉ơng mặt kỳ cựu như Thanh Thủy, Minh Trang, Hồng Ánh..., dàn diễn viên mới vẫn thật sự chinh phục khán giả. Có người phải đảm nhận bốn vai với bốn tính cách, hoàn cảnh khác nhau...", anh Linh chia sẻ.
Xem kịch với tâm thế của người trẻ vốn chỉ thích kịch giải trí, Ngọc Linh (ĐH KHXH&N💜V TP HCM) cho biết bản thân cũng bị cuốn theo cảm xúc của lời thoại và diễn xuất của nhân vật. "Em đi xem vì được bạn rủ chứ không nghĩ là mình hợp với dạng kịch này, nhưng một tiếng 30 phút của vở kịch thực sự rất đáng giá...", Linh tâm sự.
Nhiều khán giả quan tâm đến Việt Linh băn khoăn khi c♉hị bất ngờ trở về nước và mở sân khấu kịch riêng trong bối cảnh sân khấu kịch TP HCM đang dần vắng vẻ. Việt Linh tâm sự: "Thực ra đây là dự định nhiều năm của tôi chứ không phải chỉ mới đây. Có điều, đến lúc này mới là thời điểm hội đủ điều kiện về sức khỏe, thời gian, những cộng sự ăn ý nên tôi nghĩ phải bắt đầu thôi".
Với vở kịch khá kén người xem như Thiên Thiên, Việt Linh thừa nhận chị cũng có áp lực một phần về kinh doanh. "Nhưng tôi vẫn có lòng tin vào một lớp khán giả vẫn còn tìm đến những thể loại kịch như vậy. Bốn vở kịch của tôi💦 không hoàn toàn giống nhau v♌ề thể loại, phong cách hướng đến vẫn là nhẹ nhàng, không đánh đố, nhưng vẫn khiến khán giả suy ngẫm", nữ đạo diễn chia sẻ.
Trước làn sóng kịch truyền hình ngày càng lan rộng và khiến kịch sân khấu bị lép vế, Việt Linh cho biết mình cũng có phần e ngại về 🤡hiện tượng này. "Tuy nhiên, tôi chỉ nghĩ, giống như mình đi ăn nhà hàng. Sài Gòn này có biết bao nhiêu nhà hàng. 'Nhà hàng' của tôi có thể có những người ăn không hợp khẩu vị, nhưng cũng có người đi ăn về bảo: À nhà hàng này cũng đàng hoàng, lịch lãm lắm và họ không thấy tiếc số tiền phải bỏ ra khi đến đâ🎀y", Việt Linh gửi gắm.
Mai Nhật