Năm 1995, Xích lô của Trần Anh Hùng (đạo diễn Pháp gốc Việt) bị cấm chiếu ở Việt Nam. Tác phẩm kể về một người đạp xích lô tham♛ gia băng đảng, thắng giải Sư Tử Vàng ở LHP Venice (It💞aly).
Năm 2007, đạo diễn Lê Hoàng công bố làm phim Thủ tướng nhưng tác phẩm không thể ra rạp.
Năm 2011, Bi, đừng sợ bị cắt nhiều cảnh nhạy cảm🎀 khi chiếu trong nước. Phim của đạo diễn Phan Đăng Di giành một số giải ở các liên hoan quốcꦿ tế.
Năm 2012, Bẫy cấp 3 của đạo diễn Lê Văn Kiệt bị cấm chiếu. Một thành viên hội đồng nhận định phim thiếu logic, chất lượng kém và không hề có tính giáo dụ🍸c.
Năm 2012, The Hunger Games thành bom tấn hiếm hoi của Hollywood ꧅bị cấm chiếu ở Việt Nam. Theo Cục Điện ảnh, phim có nội dung không phù hợp, kể chuyện các thanh thiếu niên bị đẩy vào trò chơi mà họ phải giết nhau để sống sót. Tuy nhiên, các phần sau của thương hiệu này vẫn được phát hành.
Năm 2013, Bụi đời Chợ Lớn (đạo diễn Charlie Nguyễn) bị cấm chiếu 💫khi khắc họa xung đột băng đảng.
Năm 2014, phim kinh dị Rừng xác sống (đạo diễn Lê Văn Kiệt) không được chiếu.
Năm 2017, Việt Nam áp dụng bảng phân loại mới với bốn mức, trong đó cao nhất là C18 (không dành cho khán giả dưới 18 tuổi). Đây là lần đầu phim trong nước có nhãn 18+. Tuy nhiên, những tác phẩm ở mức này vẫn bị cắt gọt khi ra rạp. Hot boy nổi loạn 2 (đạo diễn Vũ Ngọc Đãng) là phim 18+ 🔴đầu tiên công chiếu, vào tháng 3/2017.
Năm 2017, nhiều khán giả bàn tán khi Fifty Shades Darker (50 sắc thái 2) bị cắt nhiều cảnh "nóng" dù dán nhãn C🐬18 ở Việt Nam. Cục trưởng Điện ảnh Ngô Phương Lan nói các cảnh bị cắt mang tính khiêu dâm.
Năm 2018, phim Operation Red Sea (Điệp vụ Biển Đỏ) bị nhận định có cảnh tuyên truyền chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông. Tác phẩm được nhà phát hành C🏅GV rút khỏi🌱 rạp sau 10 ngày chiếu. Tuy nhiên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nói phim bị rút không vì lý do chính trị.
Năm 2019, phim Vợ ba (đạo diễn Phương Anh) gây bàn tán vì ồn ào khi để diễn viên 13 tuổi đón꧒g cảnh "nóng". Nhà sản xuất rút tác phẩm khỏi rạp sau bốn ngày và bị phạt 50 triệu vì phim chiếu ⛎rạp khác bản được duyệt. Tác phẩm đoạt giải ở các LHP Toronto (Canada), San Sebastian (Tây Ban Nha) và Kolkata International (Ấn Độ).
Năm 2019, phim Ròm (đạo diễn Trần Dũng Thanh Huy) bị phạt 40 triệu vì thi ở LHP Busan (Hàn Quốc) khi chưa có giấy phép phổ biến trong nước. Tác phẩm không vượt qua đợt kiểm duyệt vào tháng 9, bị đánh giá mang góc nhì🃏n tiêu cực ꦐvề xã hội. Ròm thắng giải cao nhất (nhánh New Currents) ở Busan.
Năm 2019, hoạt hình Abominable (tựa Việt Everest: Người tuyết bé nhỏ) được duyệt chiếu nhưng bị ph𝓀át hiện có cài cắm bản đồ "đường lưỡi bò". Nhà phát hàn⭕h CGV xin lỗi và rút phim khỏi rạp sau 10 ngày chiếu. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đánh giá sự việc nghiêm trọng và yêu cầu kiểm tra quá trình duyệt.