Phim Việt ra rạp trước nay chỉ được phân loại làm hai mức - dành cho mọi lứa tuổi và không dành cho trẻ em dưới 16 tuổi. Công cụ này gây khó khăn không chỉ cho các nhà kiểm duyệt mà còn cho giới sản xuất và phát hành phim. Cũng bởi quy định cũ thiếu rõ ràng, các nhà làm phim không biết họ được thể hiện tới đâu đối với các yếu tố bạo lực, khỏa thân hay tình dục. Điển hình là trường hợp phim Bụi đời Chợ Lớn bị yêu cầu cắt hơn 50% số cảnh bạo lực nhưng vẫn bị cấm chiếu.
Bảng phân 🦩loại phim theo lứa tuổi vừa được đưa ra góp phần giúp các nhà làm phim tự ý thứꩲc tác phẩm của mình thuộc thể loại nào từ khi còn đang trong quá trình sáng tạo, đặc biệt khi họ muốn phim của mình ở mức C18 (chứa cảnh bạo lực, tì▨nh dục, kinh dị và ngô🦩n ngữ chỉ dành cho người xem đã trên 18 tuổi).
Đồng thời, với những quy định được vạch rõ thành luật, nhà quản lý cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc thẩm định. Bà Ngô Phương Lan - Cục trưởng Cục Điện ảnh - cho biết: "Bảng phân loại phim theo lứa tuổi là phụ lục và không đứng riêng. Nó phân loại phim trong phạm vi của Điều 11 -ꦦ Luật Điện ảnh và Nghị định 54 về ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚNhững hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh. Việc c❀ắt cảnh nào sẽ phụ thuộc vào luật".
Công chúng yêu điện ảnh có nhiều luồng ý kiến thể hiện sự quan tâm trước dự thảo mới. Nhiều người cho rằng, việc dán nhãn chặt chẽ phim ở các mức từ 13, 16 và 18 tuổi sẽ giúp các bậc phụ huynh trong việc định hướng xem phim cho con cái. Một số ý ♕kiến dấy lên quan ngại về việc kiểm soát người mua vé xem phim 18+. Cũng không ít khán giả nhận định, việc dán nhãn phim ở mức 18+ sẽ làm dấy lên trào lưu làm phim 18+ chỉ để câu ܫkhách.
Trong khi đó, nhiều ý kiến ủng hộ dự thảo mới với kỳ vọng phim không bị cấm chiếu hoặc bị cắt cảnh khi ra rạp Việt như trước đây. Độc giả VnExpress chia sẻ: "Tôi rất ủng hộ quyết định này của Cục Điện ảnh. Hy vọng tương lai gần, công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở ⛄lên có thể xem những bộ phim hay trọn vẹn mà không bị cắt xén thương tiếc như hiện nay" hay "Tôi trên 18 tuổi và tôi đủ khả năng nhận thức và chịu trách nhiệm hành vi của mình khi ra rạp xem".
Sự kỳ vọng của công chúng xuất phát từ thực tế đã có không ít bộ phim bị cắt xén làm giảm chất lượng nghệ thuật hoặc giá trị giải trí.
Hồi năm 2012, đạo diễn Lưu Huỳnh từng rớt nước mắt khi biết Hội đồng duyệt phim quốc gia cắt đoạn đầu phim Lấy chồng người ta. Cảnh bị cắt mô tả nhân vật của Đinh Y Nhung๊ bị đánh ghen, lột quần áo đứng giữa chợ, mang tấm bảng "Lấy chồng người t🌟a" trước ngực. Việc cắt cảnh khỏa thân này làm giảm mức độ kịch tính và tình huống đau khổ đáng đồng cảm của nhân vật.
Một cảnh nhạy cảm khác 🍒cũng từng bị cắt và làm giảm sức mạnh câu꧒ chuyện là trong phim Huyền thoại bất tử hồi 2009. Cảnh bị cắt là phân đoạn nhân vật phản diện (do Trần Bảo Sơn thủ vai) đứng tiể♓u tiện vào hũ tro cốt thi hài của nhân🐼 vật chính diện (do Dustin Nguyễn đóng). Cảnh phim này nếu để nguyên sẽ giúp người xem hiểu thêm được mức độ ác độc không thể dung tha của nhâ🧸n vật phản diện cũng như hiểu hơn về sự căm thù giữa 🤡hai nhân vật dành cho nhau.
Một trư𒀰ờng hợp kiểm duyệt khác từng xảy ra với bộ phim độc lập nổi tiếng - Bi, đừng sợ. Tác phẩm được các nhà phê bình thế giới ca ngợi có tính thẩm mỹ cao bị cắt hơn năm phút cảnhღ tình dục trước khi đem chiếu rạp rộng rãi năm 2012. Một trong số những cảnh từng bị cắt liên quan đến khoảnh khắc nhân vật của Huỳnh Anh đi vệ sinh ngoài trời trong rừng🐼 cỏ, phơi bày bộ phận nhạy cảm trước nhân vật do nữ diễn viên Hoa Thúy thủ vai. Cảnh phim nếu để nguyên sẽ giúp người xem hiểu trọn vẹn những ẩn ức và khao khát tình dục rõ ràng của một nữ giáo viên.
Đời sống tình dục là một trong những chủ đề lớn của Bi, đừng sợ nên những cảnh nóng bị cắt làm g▨iảm ý nghĩa câu chuyện. Việc cắt xén đã khiến phim trở nên mơ hồ và buộc không🐷 ít người xem Việt lên m🐟ạng tìm bản lậu để thưởng thức tác phẩm trọn vẹn.
Các phim ngoại nhập về Việt Nam cũng rơi vào tình trạng tương tự khi bị c꧂ắt hàng loạt cảnh bạo lực máu me bởi chất bạo lực của phim vượt quá mức 16+ (mức phim được cho phép trước đây).
Năm 2014, phim The Raid 2: Berandal (Đột kích 2) bị cắt hơn 20 phút gồm các cảnh bạo lực đẫm máu nhất phim. Các cảnh bạo lực không chỉ mô tả cuộc chiến hung ác mà còn có chức năng giới thiệu nhân vật 🤪phản diện. Khi cảnh bị cắt đi, người xem không hiểu được đường dây cốt truyện. "Tác phẩm hành động nổi tiếng của điện ảnh Indonesia trở nên rời rạc trước con mắt khán giả Việt Nam khi xem ở rạp nội địa. Tôi từng sang Thái xem phim mới hiểu 💟rõ nội dung phim", một khán giả cho biết.
Gần đây nhất, bộ phim Fifty Shades of Grey (50 sắc thái) về Việt Nam bị chê nhạt nhẽo và không hề có những cảnh gợi cảm quyến rũ như êkíp quảng bá rầm rộ trước đó. Tờ Independent của Anh đưa tin hồi tháng ba rằng 50 sắc thái về Việt Nam bị cắt đi mọi cảnh nóng, gi🌳ảm 20 phút thời lượng tác phẩm. Khán giả tên Xuân Thao chia sẻ: "Tác phẩm ra rạp này không cần dán nhãn 16+ ở Việt Nam bởi phim không còn nóng ♏gì cả".
Phản hồi một số ý kiến cho rằnಌg Hội đồng duyệt phim quá khắt khe, bà Ngô Phương Lan - Cục trưởng ꧙Cục Điện ảnh - nói: "Khi🌌 chúng tôi tham khảo các nước bạn mới thấy họ duyệt phim chặt chẽ hơn cả mình. Trường hợp phim Sống trong sợ hãi có cảnh nóng kéo dài, ở Việt Nam đâu có bị cắt nhưng khi sang Nhật đã bị cắ🌌t. Phim Cô gái trên sông của đạo diễn Đặng Nhật Minh sang Nhật cũng bị yêu cầu cắt cảnh nhạy cả𓂃m".
Vũ Văn Việt