Gần đây, một số bài hát vốn phổ biến của Trịnh Công Sơn, trong đó có Nối vòng tay lớn, đột ngột bị ꦰy𓃲êu cầu xin cấp phép gây bức xúc trong cộng đồng. Những bài hát này nằm trong số rất nhiều sáng tác trước 1975 chưa được lưu hành về mặt pháp luật.
Cục Nghệ thuật Biểu diễn (viết tắt: Cục NTBD) - cơ quan chịu trách nhiệm về việc lưu hành, phổ biến các tác phẩm văn hóa trong nước - cho biết cá nhân, đơn vị sở hữu hoặc muốn sử dụng tác phẩm phải chủ động làm hồ sơ xin thì Cục mới biết đường xem xét. Cục cũng cho rằng hiện tại, thủ tục xin cấp phép rất đơn giản, chỉ cần thực hiện bằng cách gửi hồ sơ điện tử.
Nói là dễ, nhưng những thiếu sót, chưa hoàn th🌳iện của hệ thống vận hành, quy định pháp luật cũng như các nguyên tắc quản lý của cơ quan này khiến việc xin cấp phép không ph🐷ải chuyện giản đơn.
* Ca khúc "Nối vòng tay lớn" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Cơ sở dữ liệu về các bài hát trước 1975 thiếu chính xác, cập nhật và bị động gây nên khó khăn lớn cho quá trình xin cấp phép.
Mới đây, trên danh mục được Cục đưa ra từ năm 2011, nhiều người phát hiện các sai sót. Nhạc sĩ Văn Cao không có ca khúc nào được cấp phép. Trong khi đó, bảy ca khúc của ông gồm: Buồn tàn thu, Chiều buồn trên bến Bạch Đằng, Cung đàn xưa, Đàn chim Việt, Suối mơ, Thiên thai, Trương Chi được đề tên tác giả Văn Chung. Ca ngợi Hồ Chủ tịch - bài hát được cấp phép vào năm 2009 - không xuất hiện trên website. Hai bài hát Tiến về Hà Nội và Trường ca sông Lô chịu cảnh tương tự.
Trong khi đó, trên cổng thông tin điện tử của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, những thông tin này được nêu đầy đủ, chính xác. Ông Lê Minh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục NTBD - lý giải: "Việc danh sách ꩲcủa hai bên không đồng nhất, bị chênh lệch là do dữ liệu của Cục không ꦦnhiều như dữ liệu của Bộ".
Nếu lấy danh mục này làm căn cứ để𒅌 biết tác phẩm được lưu hành hay chưa mà đi xin cấp phép, rõ ràng sự sai lệch này khiến dư luận hoang mang.
Trước sự thiếu chính xác trong việc quản lý các ca khúc, nhà sử học Dương Trung Quốc gợi ý Cục NTBD nên lập danh sách bài hát sáng tác trước 1975 bị cấm và công khai cho người dân. Chúng có số lượng ít hơn nên dễ quản lý hơn so với các ca khúc không cấm. Đề xuất này bị đại diện cơ quan quản lý phản bác trong buổi trao đổi với báo chí chiều 12/4 tại Hà Nội. Đại diện cơ quan quản lý khẳng định họ không thể thu thập tất cả những bài hát của miền Nam cũ để lập danh sách. Cục cần phải dựa vào🧸 các hồ sơ nộp lên để thẩm định rồi mới tiến hành cấp phép.
Nhưng ngay cả khi nắm hồ sơ đầy đủ, Cục NTBD vẫn khiến các nhà tổ chức lao đao vì cập nhật quá chậm danh sách bài hát được phép lưu hành. Ca sĩ Ánh Tuyết cho biết từ 2013, sau lời kêu gọi tập hợp các ca khúc sáng tác trước 1975, chị đã nộp bản sao của hơn 3.00🐠0 ca khúc cho cơ quan quản lý. Tuy vậy, con số được duyệt hiện tại mới dừng lạꦫi ở 2.587 bài.
Trong khi đó, một số đơn vị cho biết họ nhận được giấy phép lưu hành của Cụ🍒c NTBD nhưng lại không thấy tác ꦺphẩm xuất hiện trên website. Không còn cách nào khác, các nhà sản xuất, tổ chức lại phải thay nhau nộp đơn xin cấp phép, dù bài hát có thể đã được duyệt trước đó.
* Hồng Nhung hát "Suối mơ" của nhạc sĩ Văn Cao
Cách hoạt động của cơ quan quản lý hiện nay được đánh giá mang nặng tính "xin-cho".
Mới đây, Cục bất ngờ ban lệnh cấm năm ca khúc trước 1975 gồm Con đường xưa em đi (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương cùng bốn bài hát gồm Cánh thiệp đầu xuân (Lê Dinh - Minh Kỳ), Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An) với lý do có nhiều dị bản.
Ông Nguyễn Thu Đông - Trưởng phòng Quản lý băng đĩa của Cục NTBD - khi ấy hứa hẹn: "Chúng tôi phải dừng lưuꦦ hành để xác minh cho chuẩn thì mới cấp phép trở lại". Tuy nhiên, sau khi ban hành cấm vĩnh viễn các dị bản, Cục NTBD yêu cầu "một cá nhân, tổ chức nào đó" phải ꧑xin phép phổ biến bản nhạc gốc với ý kiến xác nhận của gia🌞 đình hoặc người sở hữu tác phẩm rồi mới xem xét. Cục trưởng Nguyễn Đăng Chương còn khẳng định hiện tại, họ chưa có cơ sở và hồ sơ để khôi phục sự sống cho bài hát.
Ông Vương Duy Biên - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - bức xúc trước cách xử lý "máy móc và cứng nhắc" của Cục NTBD. Ông nói: "Đây không phải là những tác phẩm mới. Tất cả đều là ca khúc từng được cấp phép lưu hành. Sau khi chỉnh sửa về mặt kỹ thuật, Cục Nghệ thuật Biểu diễn phải cho lưu hànhﷺ bình thường, chứ không thể bắt gia đình hay thân nhân các nhạc sĩ xin phép rồi mới cho lưu hành trở lại. Đã hết cái thời không quản được thì cấm rồi".
Việc cấm hay cấp phép một ca khúc cũng thể hiện sự thiếu nhất quán, tùy ý trong lộ trình. Thể hiện rõ nhất là ở trường hợp ca khúc Nối vòng tay lớn của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Sau gần 50 năm từ ngày ra đời, tác phẩm bỗng dưng bị Cục NTBD thông báo là chưa đư🃏ợc cấp 💮phép phổ biến vào giữa tháng 4.
Bà Trịnh Vĩnh Trinh - em gái cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - bày tỏ ngạc nhiên: "Mỗi lần tổ chứcꦏ chương trình, chúng tôi đều xin phép từ cơ quan chức năng của địa phương. Gia đình chúng tôi đều nghĩ ca𓆏 khúc đã được cấp phép từ Cục rồi, trên cơ sở đó mới có giấy phép của địa phương. Chúng tôi không hiểu vì sao còn bị đặt vấn đề giấy phép biểu diễn. Chúng đã được biểu diễn hàng trăm lần rồi", bà nói thêm.
Trước đó bài hát này vẫn được vang lên trong các chương trình, sự kiện từ trung ương đến địa phương. Ông Tuấn - đại diện Cục - cho rằng trước đây họ vẫn linh động cho phép biểu diễn trong các chương trình bởi ca khúc "có nội dung tốt📖".
Trước sức ép dư luận, chỉ vài ngày sau, cơ quan quản lý đã cho phép ca khúc lưu hành trênꩲ toàn qu𓂃ốc.
* Mỹ Linh hát "Ca dao mẹ" của nhạc sĩ Trịnh Cô🌼ng Sơn
Cục NTBD thừa nhận hiện nay trong các quy định cấp phép bài▨ hát có những bất cập. Tuy vậy, cơ quan quản lý cho biết họ hiện vẫn phải thực hiện theo quy định đã đề ra. "Đến thời điểm thích hợp, chúng tôi sẽ kiến nghị để sửa quy định sao cho phù hợp với đời sống🔯 thực tế", Cục trưởng Nguyễn Đăng Chương cho biết.
Thứ trưởng Vương Duy Biên ủng hộ việc điều chỉnh cơ chế quản 💎lý và thủ tục cấp phép theo hướng đơn giản hóa. Ông cho rằng những tác phẩm có giá trị nghệ thuật đúng đắn, lành mạnh với người dần cần phải đư🥃ợc cơ quan quản lý tạo điều kiện để phổ biến, lưu hành.
"Những người làm công tác quản lý cần điều chỉnh cách ứng xử với ng𒊎hệ sĩ và tác phẩm của họ để phù hợp với chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước", ông Biên nói.