* Bài viết tiết lộ một số tình tiết phim
Trước khi ra rạp, tác phẩm gây chú ý là dự án đầu tiên Trấn Thành đồng đạo diễn, biên kịch kiêm đóng chính. Theo đà thành công của web-drama Bố già (sản xuất năm 2019), anh đầu tư hơn 20 tỷ đồng cho phim. Sau một lần hoãn chiếu vì dịch dịp Tết, phim trở lại đường đua doanh thu, đối đầu Gái già lắm chiêu 5 của đạo diễn Bảo Nhân - Namcito.
Lấy bối cảnh chính ở xóm lao động giữa trung tâm Sài Gòn, phim có câu chuyện độc lập, dàn nhân vật khác biệt so với bản gốc. Bố già không đi theo một sườn kịch bản với tuyến truyện rõ rệt, mà tập hợp những lát cắt đời thường, gần gũi. Phim chọn điểm nhìn từ Ba Sang (Trấn Thành) - một người c♐ha đơn thân làm đủ nghề nuôi hai con. Tính thích bao đồng, hay giúp đỡ người khác, dù là kẻ cả xóm khinh ghét, ông Sang thường tự chuốc phiền phức vào thân. Ông có thể hà tiện với con một chai dầu gội, nhưng sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu đồng cứu người em bị giang hồ đòi nợ. Đối lập cha - Quắn (Tuấn Trần) - sống tự lập, không quan tâm đến xung quanh.
Một phần♒ ba đầu của phim là những mẩu chuyện giúp người xem hiểu về cuộc sống hai nhân vật chính. Giữa khu xóm ồn ào, rối ren, vợ chồng cãi nhau như cơm bữa, khoảng🃏 cách giữa hai thế hệ lộ rõ. Là dân lao động, Ba Sang thường xuyên bị con trai - chuyên làm vlog phát Youtube - chọc giận vì những trò trái khoáy. Ngược lại, Quắn nhiều phen mệt mỏi với tính tiết kiệm quá mức của cha. Những cuộc cãi vã nhỏ dần tích tụ thành mâu thuẫn khó hàn gắn của hai cha con, cho đến khi biến cố xảy ra.
Không có kịch bản giàu tình tiết, phim phát huy ưu thế ở lối thoại đậm chất đời thường. Là đồng biên kịch, Trấn Thành để lại dấu ấn qua cách các nhân vật tranh luận theo lối chơi chữ. Có đoạn, cha con Ba San♎g đối đáp nhau qua bàn ăn kéo dài nhiều phút vẫn cuốn hút người xem. Ở những cảnh sâu lắng, phim ghi điểm nhờ thoại cô đọng, gãy gọn. Những câu đậm tính triết lý nhà Phật cũng được gửi gắm để làm dày thêm ý tưởng đạo diễn, như lời một nhân vật cuối phim: "Hãy trả lại sự cân bằng cho vạn vật. Phải những điều đau khổ mới có những điều tốt đẹp".
Là linh hồn của phim, diễn xuất𝓀 của Trấn Thành khơi gợi cảm xúc người xem. Trấn Thành từng sợ vai anh sẽ là vai tệ nhất vì trên trường quay anh chỉ lo đốc thúc các diễn viên. Trong tác phẩ♏m mới, anh giảm thiểu lối cường điệu, nhấn nhá thường thấy, chọn một nét diễn trung tính hơn, làm nền cho các nhân vật xung quanh. Ba Sang tạo thiện cảm với khán giả khi xuất hiện trong dáng vẻ khắc khổ, lái xe Dream cà tàng đi chở hàng thuê. Anh dễ dàng lấy tiếng cười ở các đoạn Ba Sang trêu ghẹo, nói móc hàng xóm, người thân. Ở cảnh bi - như đoạn bị con mắng nhiếc "Ba hết thuốc chữa rồi", diễn viên khắc họa nỗi khổ tâm khó nói của nhân vật bằng đôi mắt ầng ậng nước. Ở một cảnh cao trào của phim, khi Ba Sang không chịu thỏa hiệp với con trai, ông bật 🍷khóc và văng tục: "Vì ba thương con mà". Trong buổi công chiếu hôm 4/3 tại TP HCM, phân cảnh khiến nhiều người khóc.
Bất ngờ lớn nhất thuộc về Tuấn Trần. Từng tham gia bản ꧃web-drama, vai của anh khi ấy chỉ là tuyến phụ. Đ🥃ến phim mới, Quắn được nâng thành nhân vật chính, đối trọng Ba Sang. Trong mắt Ba Sang và họ hàng, Quắn là cậu con trai ngỗ ngược, vô công rồi nghề, thờ ơ với gia đình. Tuấn Trần diễn tròn trịa trong những cảnh khắc họa tính cách ban đầu của nhân vật, và tỏa sáng ở nửa sau phim.
Khi gia đình rơi vào cảnh rối ren vì Ba Sang đem tiền giúp người ngoài, Quắn bất lực nói: "Ba muốn làm gì thì ba làm". Biểu cảm của Tuấn Trần giúp người xem hình dung sự đau đớn của nhân vật khi cha con bất đồng mà không thể hàn gắn. Nỗi đau của Quắn là nỗi lòng của một người con thương cha không đúng cách - hoặc ít ra khôn♎g như cách ông muốn, từ đó chịu tiếng "vô học", "mất dạy". Ở cảnh Quắn quỳ gối cầu xin họ hàng một ân huệ, nét diễn của anh đẩy bi kịch lên đỉnh điểm.
Nếu kịch bản Bố già mang bóng dáng phim truyền hình nhiều tập, chất điện ảnh toát ra từ những cú máy giàu tính thẩm mỹ. Vũ Ngọc Đãng - đồng đạo diễn - sử dụng nhiều cú long-shot (quay nối dài, không cắt cảnh) đặc tả bối cảnh sống của của các nhân vật. Những góc toàn cảnh giúp khu xóm lao động hiện lên gần gũi với cảnh hỗn độn, bộn bừa, quanh năm nước ngập. Ở cá𝔍c trường đoạn nhân vật chất vấn nhau, đạo diễn giữ nguyên khung hình rồi lia dần ra xa để thấy những cuộc sống bế tắc trong bóng tối. Những góc cận lúc tĩnh tại, lúc chênh chao để khai thác biểu cảm của các diễn viên một cách vừa vặn, không khiến phim bị kịch hóa. Màu sắc cũng góp phần khắc họa ý tưởng đạo diễn. Đối lập khu xóm nhộn nhịp với gam màu sáng, ngôi nhà của Ba Sang chìm lắng trong những gam trầm, gợi vẻ cũ kỹ, ảm đạm, như nỗi niềm của ông.
Điểm hạn chế của phim nằm ở kịch bản có đôi chỗ dài dòng, khâu mỹ thuật tạo hình còn sạn. Lấy bối cảnh năm 2021, phim có nhiều điểm không hợp lý, như: nhà một số nhân vật vẫn để màn hình tivi nội địa cùng những dụng cụ gợi không khí thập niên 1990. Được chăm chút hơn về phần hóa trang so với bản web-drama, nhân vật Ba Sang ở nhiều cảnh vẫn bị l🎀ộ bộ râu giả, đặc biệt ở các góc cận. Đạo diễn cũng lạm dụng âm nhạc để "mồi" cảm xúc người xem, nhất là trong các phân đoạn đòi hỏi sự chiêm nghiệm, sâu lắng.
Mai Nhật