Sau dự án đầu tiên, có nhiều lời mời để tôi phiêu lưu vào thế giới điện ảnh. Nhưng tôi thấy mình chưa đủ. Thời điểm đó sẽ tới nhưng không phải lúc này. Giờ là lúc tôi cần sử dụng thời gian tu﷽ổi trẻ để chu du, va chạm, vun đầy vốn sống, để biết thế giới rộng lớn ngoài kia người ta đang làm gì, nghĩ gì và chúng ta đang đứng ở đâu trên bản đồ thế giới.
Tôi chuyển hướng khai thác những câu chuyện về cuộc sống, văn hóa, con người ở những quốc gia, bắt đầ✃u từ những nước lân cận Việt Nam, sau đó là các châu lục khác…
Tôi gọi "ngủ mê" là khoảng thời gian tôi chưa nh༒ận thức được mình phải làm gì, công việc gì khiến mình say mê và dấn thân. Thật may, tôi "thức tỉnh" ở thời điểm đẹp nhất đời người: vừa qua tuổi đôi mươi. Cả trí tuệ và thể lực đang vào thời điểm thuận lợi nhất cho những chuyến khám phá, những cuộc "hành xác" đầy cảm hứng. Tôi nghe máu nóng chảy rân trong người người khi ai đó nhắc về nhiếp ảnh và những chuyến phiêu lưu.
Bay vào vùng trời mới
Việc nuôi một con chó hay một con mèo thật quyến rũ, nhưng tôi phải từ bỏ để hợp với lối sống di chuyển. Những lúc đi xa nhà vài tuần thì ai sẽ chăm sóc cho chúng nó đây, trong khi bọn ấy rất cần tình thư𒅌ơng con người. Tôi xác định bọn ấy thông minh hơn một đứa trẻ, thế nên chuyện nuôi thú cưng chắc phải hoãn vô thời hạn.
Khi bước chân vào cuộc sống mới, tôi đã phải chuẩn bị cho mình những thói꧒ quen của một người du hành. Ngôn ngữ là một rào cản lớn nhất. Ngoài tiếng Anh, tôi phải tự học một ít tiếng bản địa để chào hỏi. Tuy nhiên, nụ cười chính là thứ "ngôn ngữ quốc tế" đi đến đâu tôi cũng dễ dàng được chấp nhận. Cười chân thành, chào bằng một nụ cười hay cám ơn kèm theo nụ cười tươi tắn, tôi lấy được thiện cảm của người bản địa. Mọi việc "nhờ vả" của mình dễ được giúp đỡ hơn.
Tôi tập kỹ năng ngủ ở sân bay. Nếu bay đến nơi sau 8 giờ tối, tốt nhất là tính c𓄧ách ngủ lại sân bay. Tôi thường tìm hiểu trước thông tin về thời tiết, nhiệt độ ở điểm để chuẩn bị túi ngủ hoặc đồ lạnh hợp lý. Sau đó, tôi lên trang sleepinginairports.com, tìm thông tin về sân bay sắp đến. Các thành viên trên trang này chia sẻ thông tin chung về sân bay, chỗ nào ngủ được cũng như xếp hạng luôn các sân bay trên toàn thế giới. Chuyến đi xa nào tôi cũng mang theo túi ngủ. Cảm giác ngủ ở sân bay khá thú vị. Những lúc thời gian chờ dài hơn mười tiếng, tôi chọn cho mình dãy ghế không có tay dựa để khi cần có thể nằm dài trên đó ngủ luôn. Các va li ràng chặt với nhau bằng khóa cài mật mã, khi ngủ tôi cột hẳn tay mình vào đống va li để ai lấy đi thì phải… lấy luôn chủ nhân của chúng.
Một vật sống còn để tồn tại ở sân bay là ổ cắm điện di động. Thường số lượng ổ điện ở sân bay luôn ít hơn nhu cầu sạc pin của hành khách. Khi tôi chiếm được một chỗ ngồi gần ổ điện, tôi lấy ổ cắm điện của mình ra, từ chỉ có một chỗ cắm, giờ tôi có đến sáu lỗ cắm điện cho sáu thiết bị khác nhau, từ máy ảnh cho t🌞ới điện thoại, laptop, “dư dả” quá tôi còn chia cho vài người ngồi cạnh thiếu chỗ sạc pin.
Tôi tận dụng thời gian ở sân bay để đọc sách, chọn hình đã chụp, viết lách, nghe nhạc, và ngắm dòng người qua lại. Ở sân bay, nhiều ý nghĩ hay dễ hiện hình. T𓆉ôi ghi chúng vào cuốn sổ tay bìa da Midori của Nhật, mua ở Hong Kong mùa Giáng Sinh 2014.
Tôi có một chiếc va li loạ✱i nhỏ có thể xách tay, một chiếc lớn để kí gửi. Ba lô thì đủ các kích cỡ, mục đích từ leo núi đến đi bộ lang thang chụp ảnh hoặc loại lớn chứa quần áo, loại chỉ dùng cho máy ảnh. Túi đựng đồ vệ sinh cá nhân lúc nào cũng đầy đủ bàn chải, kem đánh răng, dầu gội, sữa tắm, kem chống nắng… Nhưng quan trọng nhất là giày. Từ leo núi, đi bộ, chạy bộ tôi đều có đủ. Các loại thuốc hạ sốt, đau bao tử, đau bụng, chai xịt chống côn trùng, rửa vết thương cũng không thể thiếu. Dần dần tôi có th🐻êm sở thích ghé vào shop bán vật dụng cho dân du lịch ở các thành phố lớn có dịp ghé thăm, lựa chọn, cân nhắc các món đồ vì thường đồ dùng cho dân du lịch rất đẹp, rất bền và giá cũng “căng” đúng như sức bền của nó.
Tôi thích đọcᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ trên đường. Thật may mắn khi cả thư viện sách có thể thu bé lại bằng một chiếc kindle. Chiếc máy đọc sách này là một phát minh vĩ đại, giúp tôi mang hàng trăm quyển sách theo mà cực kì gọn nhẹ, chỉ to hơn chiếc💖 điện thoại di động chút xíu. Tôi chọn loại kindle paperwhite vì màn hình có thể phát sáng, giúp tôi đọc mọi lúc mọi nơi, không cần đến nguồn sáng bên ngoài, mà pin thì dùng cả tháng mới sạc một lần. Tôi có một cái ipod classic bộ nhớ lên đến 120G có thể lưu trữ một kho tàng âm nhạc của cả thế giới. Những vật dụng nho nhỏ bất li thân ấy không chỉ giúp tôi tồn tại nơi xa lạ mà còn mang đến nhiều cảm hứng sáng tạo, cả những lúc tưởng chẳng còn nghĩ gì được nữa.
Cho chuyên môn nhiếp ảnh, tôi đặt ra một chỉ tiêu về "phần cứng" và "phần mềm". "Phần cứng" là máy móc, thiết bị. Mỗi năm tôi phải cập nhật ít nhất hai lần các thiết bị mới để không bị lạc hậu. Cái nào chưa có thì mua thêm, cái nào không cần nữa thì bán đi. Đôi khi chưa biết phải mua thêm gì nhưng vẫn cố gắng tìm hiểu để chi tiền "vác" về cái mới, vì thế giới không ngừng tiến lên phía trước. Về "phần mềm", chỉ tiêu mỗi tháng đọc ít nhất hai quyển sách bất kỳ. Tôi không muốn đầu óc mình ngừng nghỉ vì tôi biết một khi nó lười biếng thì khó kéo lại nhịp độ bình thường. Các kỳ nghỉ Tết, tôi vẫn đọc sách hàng ngày để đầu óc luôn linh hoạt. Một tâm hồn tràn đầy tình yêu cuộc sống cộng với một đầu óc minh mẫn ꧂mới cho ra những bức ảnh đầy năng lượng tích cực và ngược lại.
Thế đấy, sau những tháng năm đắm chìm mụ mị, bỗng đến ngày tôi như chú chim, nhẹ nhõm nhấc mình bay lên bầu trời, tự do khám phá thế giới. Đam mê và niềm khát khao sống đãꦦ tạo nên con tôi hôm nay. Băng qua🐭 đường biên của những nỗi sợ, tôi bắt đầu bước ra thế giới rộng lớn ngoài kia.
Tâm Bùi
Phần 1, còn tiếp...
(Trích sách Bụi đường tuổi trẻ, tác giả Tâm Bùi, NXB Kim Đồng)