So với liveshow xuyên Việt của Bằng Kiều hồi tháng 10, liveshow của Trịnh Nam Sơn kém hẳn về độ hot. Giá vé chỉ từ 500 nghìn đến 2 triệu đồng và không có tình trạng khan hiếm, cháy vé. S😼át giờ diễn, nhiều "phe vé" còn sẵn sàng giảm giá. Nơi tổ chức là Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội - địa điểm được đánh giá là không thể sánh với Nhà hát Lớn hay Trung tâm Hội nghị Quốc gia về độ sang trọng. Khán giả Hà Nội cũng thiệt thòi hơn khán giả Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM bởi ở những điểm tới, số khách mời của Trịnh Nam Sơn sẽ tăng lên. Ngoài Hồng Nhung, Thanh Lam, Lê Hiếu, các đêm nhạc tiếp theo của anh sẽ có thêm Nam Khánh, Mỹ Linh, Khánh Hà.
Chương trình mở đầu bằng ca khúc chủ đề Con đường màu xanh. Trịnh Nam Sơn khiến người yêu mến anh hài lòng bởi sau ba thập kỷ, anh vẫn giữ cho mình chất giọng trầm ấm, ngọt ngào như đang trò chuyện bên c🉐ạnh. Tuy nhiên phần bè quá to đôi lúc át giọng nghệ sĩ và phần biểu diễn rườm rà của vũ đoàn khiến sự giản dị, và có phần kiêu ngạo, cô độc trong phong cách Trịnh Nam Sơn thập niên 90 dường như bị mất.
Trong đêm nhạc riêng ở Hà Nội, Trịnh Nam Sơn có cơ hội cùng người hâm mộ điểm lại những sáng tác nổi tiếng của anh như Quên đi tình yêu cũ, Dĩ vãng, Rồi mai sẽ một ngày... Anh cũng khoe khả năng thổi saxophone, chơi guitar và giới thiệu những sáng tác mới, lấy cảm hứng từ những vùng đất đẹp của Việt Nam anh từng qua như Chiều Tây Hồ, Gọi từng yêu thương. Mওột chân dung Trịnh Nam Sơn nhạc sĩ - ca sĩ được thể hiện hoàn chỉnh trên sân khấu.
Phần hát chung của Trịnh Nam Sơn với ba ca sĩ khách mời khiến người xem háo hức. Người nghệ sĩ sinh năm 1956 và Hồng Nhung có sự kết hợp ăn ý trong Nhớ, rất nhẹ nhàng, ngọt ngào và lãng mạn - gợi đến sự kết hợp của anh với ca sĩ quá cố Ngọc Lan - người song ca ăn ý nhất của Trịnh Nam Sơn một thủa. Với Thanh Lam trong Đã biết có hôm nay là một sự nóng bỏng, mới mẻ đầy thu hút. Tuy nhiên tiết mục cùng Lê Hiếu lại không như mong đợi. Lê Hiếu vốn hát nhạc Trịnh Nam Sơn từ ngày mới bước chân vào làng nhạc, chất giọng của "hoàng tử tình ca" khá nhẹ nhàng, phù hợp với phong cách Trịnh Nam Sơn. Nhưng trong tối 16/11, giọng ca sinh năm 1984 đã hẫng ngay từ phần vào ca khúc Về đây em đồng thời thể hiện giọng hát nhạt và nông so với chủ nhân đêm nhạc. Ở phần cuối nh🍃ạc phẩm nổi tiếng này, cả Trịnh Nam Sơn ♌và Lê Hiếu đều đột nhiên hát quá to như đang "quát nhau", làm mất hẳn chất trữ tình của ca khúc.
Những bản phối khí mới có vẻ thành công trong việc làm hiện đại nhạc Trịnh Nam Sơn nhưng cũng làm mất đi một phần chất Trịnh Nam Sơn mà những người nặng hoài niệm vẫn hình du♛ng về anh. Dàn nhạc đánh quá to, vũ đạo rườm rà, sân khấu không thoáng cũng là những hạt sạn không nhỏ.
Đáng tiếc nhất chính là khâu biên tập. Trong một chương trình có ba khách mời, Trịnh Nam Sơn để cả ba mặc sức thể hiện các ca khúc tủ của mình một cách không tiết chế. Lê Hiếu hát Xin còn gọi tên nhau (Trường Sa), Bây giờ tháng mấy (Từ Công Phụng), Và tôi cũng yêu em (Đức Huy). Thanh Lam ngoại trừ Khi tình bay xa (là sáng tác mà Trịnh Nam Sơn rất ưng ý khi giao cho diva này thể hiện từ thập niên 1990 khi chị sang Mỹ) còn hát thêm Chiếc lá cuối cùng (Tuấn Khang), Đá trông chồng (Lê Minh Sơn). Hồng Nhung thì bê nguyên ba bài của Trịnh Công Sơn ra phục vụ khán giả: Hạ trắng, Ru em từng ngón xuân nồng, Một cõi đi về. Đây đều là những "bài đinh" của các ca sĩ, giúp họ khoe được giọng nhưng lại chẳng có mối liên quan tới đêm nhạc củಞa Trịnh Na𝓀m Sơn.
Khán giả như bị hẫng khi vừa chứng kiến Thanh Lam dữ dội với Đá trông chồng lại chuyển sang đón nhận sự dịu ngọt trong phần song ca của Trịnh Nam Sơn - Hồng Nhung. Bản thân "cô Bống" cũng quá tham khoe âm vực cao mà làm mất đi chất tình êm đềm của đêm nhạc. Sẽ là đều hay, đều ngon nếu tách hai món ăn tinh thần - một của Trịnh Nam Sơn, một của các nhạc sĩ khác - thành hai bữa tiệc riêng biệt thay vì theo kiểu phục vụ thập cẩm. Thời lượng cho 💧Trịnh Nam Sơn cũng chỉ tương đương với thời lượng của các tác giả khác. Vô hình trung, đêm liveshow Trịnh Nam Sơn bị mất màu.
Đây là lỗi do chính Trịnh Nam Sơn tạo ra bởi anh tự mình đảm nhận công việc đạo diễn âm nhạc và biên tập. Trước đó, khi được hỏi vì sao lựa chọn tác phẩm của những nhạc sĩ khác đưa vào đêm nhạc của mình, Trịnh Nam Sơn cho biết: "Khán giả có nhiều gu thưởng thức nên ngoài những bài chủ ꧒đạo vốn là của Trịnh Nam S🌃ơn, tôi và ban tổ chức thống nhất rằng, việc đưa ca khúc của các tác giả khác vào chung trong chương trình sẽ khiến nó nhiều màu sắc hơn, như một vườn hoa rực rỡ".
Trịnh Nam Sơ⛦n còn là người dẫn chuyện cho đêm nhạc của mình. Anh ít nói và không nhiều sự hài hước. Dù vậy, Trịnh Nam Sơn vẫn được Hồng Nhung khen là "con người tao nhã lịch thiệp, đậm chất Hà Nội xưa". Có vẻ cô Bống vì quá khéo mà quên mất rằng, Trịnh Nam Sơn sinh ra ở Sài Gòn, trải qua tuổi thơ ở Đà Lạt, lớn lên ở Mỹ và chỉ đôi lần ra Hà Nội.
Chọn cái kết kiểu đầu cuối tương ứng, Trịnh Nam Sơn và Hồng Nhung, Lê Hiếu hát lại Con đường màu xanh. Việc Thanh Lam thiếu vắng trong màn chốt làm mất đi ý nghĩa của tiết mục nghệ sĩ chào khán giả. Cái kết cũng quá đột ngột cho một đêm nhạc chỉ vỏn vẹn 2 tiếng đồng hồ. Nhiều khán giả không chấp nhận ra về mà đồng thanh yêu cầu Trịnh Nam Sơn hát tiếp. Người nghệ sĩ đa năng đã hát mộc thêm vài đoạn của Dĩ vãng, Tình vào thu. Khi nhạc đã tắ📖t, vũ đạo đã dẹp, chỉ còn lại sự tiếc nuối, níu kéo, giọng h🦄át của Trịnh Nam Sơn lại hiện lên đẹp nhất, vừa trầm, vừa ấm, nồng nàn đến nao lòng, không bị bất cứ điều gì tác động làm ảnh hưởng tới màu sắc của nó.
Huy Phạm
Clip: Huy Phạm
Ảnh: Hoàng Hà