Vietnam Comics Day 2015 tổ chức sáng 6/9 tại Hà Nội với sự hưởng ứng, tham gia của hàng chục tác giả cùng gần hai nghì🏅n độc giả, cho thấy nền truyện tranh Việ🅠t đang có nh🧸ững bước phát triển mới.
Những năm 1990, Dũng sĩ Hesman của tác giả Hùng Lân được coi là một trong những bộ truyện tranh Việt Nam đầu tiên ra mắt. Sau đó, nhiều series được pꦦhát hành ở Việt Nam như Doraemon, Bảy viên ngọc rồng, Thủy thủ mặt trăng, Nhóc Maruko, Tsubasa, Siêu quậy Teppi... Tuy n🐽hiên đây đều là tác phẩm nước ngoài. Sau khi công ước Berne được áp dụng, lượng truyện tranh quốc tế không được xuất bản nhiều tại Việt Nam dù nhu cầu của độc giả lớn, đặc biệt họ mong có nhiều tác phẩm của người Việt sáng tác.
Trong buổi ra mắt tập một bộ Long thần tướng tháng 11/2014, một khán giả hỏi họa sĩ Thành Phong: "Anh đánh giá như thế nào về nền truyện tranh này?". Tác giả Sát thủ đầu mưng mủ trả lời bằng một câu hỏi: "Nền truyện tranh này là nền truyện tranh nào?". Câu hỏi của Thành Phong phản ánh đúng tình trạn🥂g truyꦬện tranh Việt thời điểm năm 2014 trở về trước với nhiều vấn đề. Trong đó, nổi cộm lên là nhưng băn khoăn của người sáng tác và độc giả: Việt Nam có nền truyện tranh hay không? Nền truyện tranh Việt đang ở đâu? Vẽ như nào mới là thuần Việt?...
Kể từ buổi ra mắt Long Thần tướng tới nay, đã có nhiều tác phẩm của 𝓀tác giả Việt được xuất bản, tạo ra phong trào sáng tác truyện tranh sâu🍌 rộng. Số lượng và chất lượng tác phẩm là minh chứng cho sự hồജi sinh của truyện tranh Việt. Lực lượng họa sĩ sáng tác truyện tranh cũng ngày một đông thêm.
Tại "Ngày hội Truyện tranh Việt 2015", 15 họa sĩ trẻ đang được yêu thích hiện nay đều góp mặt như Thành Phong, nhóm B.R.O, Thành Trí, Tuyệt Đỉnh Sinh Vật, Dương Đức, Thăng Fly... Các họa sĩ từ ba miền Bắc, Trung, Nam cũng hội tụ. Họ giao lưu, vẽ tranh tặng độc giả. Các tín đồ truyện tranh, ngoài mua sách, sở hữu sản phẩm từ truyện tranh nh🐷ư móc chìa khóa, áo phông... cũng được gặp gỡ, giao lưu với những tác giả họ yêu mến.
Những cuốn truyện tranh ra mắt chưa đầy một năm qua được đưa ra mổ xẻ. Bên cạnh Long Thần Tướng, độc giả Việt thưởng thức nhiều tác phẩm như Nhóm máu O (Dương Đức), Nhật ký Mèo Mốc (Mèo Mốc), Artbook (Tuyệt Đỉnh Sinh Vật), Project ICON (Vũ Đình Lân), Vùng trời hư cấu (Phan Thành Trí), Zodiac boy (Gehenna), Truyện cực ngắn (Đào Quang Huy), Tôi vẽ (giáo trình tự học vẽ truyện tranh của nhóm Idea Production), Bad Luck (Châu Chặt Chém), Cả nhà thương nhau (Thăng Fly)...
Từ nay đến cuối năm, nhiều tác phẩm mới sẽ xuất bản như: Địa ngục môn (Can Tiểu Hy), Quan trọng là phải đẹp trai (Thăng Fly), Một tác phẩm giấu tên (Mèo Mốc), 50 sắc màu (Nie), Học sinh chân kinh (B.R.O), Tạp chí Truyện tranh Việt (tạp chí đăng tải các sá꧒ng tác mới của họa sĩ)...
Độc giả Lê Giang (26 tuổi, Kim Mã, Hà Nội) là người yêu thích truyện của nhóm Phong Dương Comic và luôn ủng hộ truyện tranh Việt. Lê Giang tham dự chương trình với tư cách một người góp quỹ để xuất bản cuốn truyện tranh Long Thần Tướng tập 2. Cô nói: "Với tôi, Long Thần Tướng là một 'bom tấn' cả về số tiền ▨đầu tư, công sức sáng tạo và giá trị tác phẩ൲m". Độc giả Hoàng Mai Trang (học sinh lớp 8, THCS Đông Thái) cho biết đã đọc nhiều truyện tranh,ꦯ nhưng từ năm 2014 mới có tác phẩm của Việt 𒀰Nam để đọc. Theo Mai Trang truyện tranh Việt gần gũi, có nét hấp dẫn riêng vì tác giả khai thác tâm lý, văn hóa, lịch sử của người Việt.
Các họa sĩ tham gia chương trình được kết nối bởi Comicola - công ty chuyên tổ chức sản xuất truyện tranh. Khánh Dương - thành viên nhóm Phong Dương Comic - đánh giá: "Vietnam Comics Day tuy chỉ có một lượng nhỏ tác giả song cũng là buổi biểu dương tinh thần truyện tranh Việt khi tập hợp được đội ngũ sáng tác và đông𝓀 đảo độc giả hưởng ứng".
* Một số hình ảnh trong Ngày hội truyện tranh Việt
Lam Thu