Bước sang tuần thứ 6 của thai kỳ, mẹ bầu có thể sẽ cảm nhận được các cơn đau nhức ở lưng. Cơn đau sẽ ngày càng tăng lên khi thai nhi phát triển, làm việc quá sức hoặc thực hiện các hành động đột ngột như hắt hơi, cười, ho, ngửa người ra phía sau... Đây chính là tình trạng đau thần kinh tọa khi mang thai. Đau thần kinh tọa khi mang thai thường không xuất phát từ bệnh lý. Nếu ở mức độ nhẹ thì tình trạng này s꧂ẽ giảm dần sau sinh nhưng cũng có một số trường hợp kéo dài dai dẳng.
Mẹ bầu khi bị đau thần kinh tọa sẽ có các triệu chứng như ngứa ran, đau nh𝓀ức hoặc tê bì từ vùng thắt lưng xuống mông, đùi, cẳng chân, bàn chân. Đôi khi, những triệu chứng này có thể nghiêm trọng đ💦ến mức làm cho mẹ bầu không thể di chuyển hoặc sinh hoạt bình thường. Điều trị đau thần kinh tọa cho mẹ bầu cần hết sức cẩn trọng, phòng ngừa những nguy cơ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
BS.CKI Nguyễn Văn Toại, khoa Thần ki🐎nh Cột sống, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, chia sẻ một số phương pháp cải thiện tình trạng đau 🐭thần kinh tọa ở mẹ bầu:
Nghỉ ngơi đầy đủ: Mẹ bầu nên nghỉ ngơi đầy đủ, giữ tinh thần thoải mái, hạn c𒆙hế căng thẳng, tránh làm việc nặng. Khi ngủ, mẹ bầu nên nằm nghiêng sang một bên để giảm bớt áp lực của vùng bụng ꩵxuống cột sống lưng, đồng thời, đặt một chiếc gối giữa hai chân giúp giảm đau, hạn chế lệch tư thế, ngủ ngon và sâu hơn.
Vận động nhẹ nhàng hỗ trợ cải thiện tính linh hoạt của cột sống, giảm áp lực lên dây thần kinh tọa. Một số môn thể thao phù hợp với mẹ bầu như bơi lội, yoga... Ngoài ra, khi bị đau thần kinh tọa, mẹ bầu nên thường xuyên thayꦰ đổi tư thế, đứng dậy đi bộ sau khi ngồi trong thời gian dài nhưng không nên đột ngột đứng lên ngồi xuống.
Massage, xoa bóp: Mẹ bầu có thể xoa bóp nhẹ nhàng vùng lưng và hông, sử dụng các thiết bị hỗ trợ như cơn lăn hoặc bóng tennis... Biện pháp này làm giảm sự chèn ép lên thần kinh, giảm căng thẳng cho cơ hình lê, cơ đùi, cơ lưng và mông, nhờ đó cải thiện hiệu quả triệu chứng đau thần kinღh tọa. Tuy vậy, cần lưu ý là không được xoa bóp quá nhiều tại khu vực thắt lưng vì hành động này có thể gây ra những cơn co tử cung.
Kiểm soát cân nặng: Phụ nữ mang thai cần chú ý đến cân nặng của mình, việc tăng hoặc giảm cân quá mức đều không tốt cho sức khỏe củ♐a mẹ và bé. Đặc biệt, nếu cơ thể tăng cân quá nhanh có thể gây chèn ép dây thần kinh, cột sống và làm gia tăng các triệu chứng đau thần kinh tọa.
Tắm nước nóng dưới vòi hoa sen cũng là biện pháp giảm đau và ngăn ngừa cơn đau phát triển. Nguyên nhân là do khiꩲ nước ở nhiệt độ cao sẽ hoạt động tương tự một chất chống viêm, giúp giãn cơ, giảm đau.
Bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin B1, B6 và B12, sẽ mang lại nhiều lợi ích trong điều trị đau thần kinh tọa. Phụ nữ mang thai có thể bổ sung các loại vitamin này trong bữa ăn hàng ngày thông qua các loại thực phẩm như sữa, gan, trứng,💖 cá, các loại đậu, ngũ cốc, các loại hạt...
Nếu 🌠triệu chứng trở nên nghiêm trọng, mẹ bầu nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kê đơn một số loại thuốc giảm đau hoặc có chỉ định điều trị thích hợp. Việc dùng thuốc cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ và kết hợp với ngh꧃ỉ ngơi để đạt hiệu quả giảm đau tốt nhất.
Bác sĩ Nguyễn Văn Toại cho biết, dù đau thần kinh tọa sẽ gây ra những cơn đau, khó chịu, hạn chế vận động ở mẹ ꦗbầu nhưng nếu tình trạng này không xuất phát từ bệnh lý, sẽ không nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé.
Phi Hồng