Ông Nguyễn Văn Anh (55 tuổi, Nam Định) bị đau cột sống từ năm 2017, lan xuống cả hai chân khiến ông đi lại khó khăn, không thể ngồi lâu quá 15 phút, muốn đứng dậy phải chống tay hoặc tìm chỗ vịn. Gần đây chân trái ông có biểu hiện teo nhỏ thấy rõ, đau nhức ngày càng dữ dꦗội. Đi khám chữa nhiều nơi, ông được bác sĩ cho thuốc uống và điều trị bằng châm cứu, xoa bóp nhưng đều không đỡ.
Khi tìm đến BVĐK Tâm Anh Hà Nội để điều trị, ông Văn Anh được Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễ🌠n Duy Trinh, Phó giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Điện quang can thiệp, c🍸hẩn đoán có khối thoát vị đĩa đệm chèn ép lên rễ thần kinh, gây ra các cơn đau vùng hông và thắt lưng. Đau khiến người bệnh hạn chế vận động, cơ bắp lâu ngày không được tập thể dục nên bị teo nhỏ. Tiến sĩ Trinh cho biết nếu không can thiệp kịp thời và đúng cách, bệnh nhân có thể mất khả năng đi lại và lao động, nguy cơ yếu, liệt chân.
Theo Tiến sĩ Trinh, khi điều trị những trường hợp này cần ưu tiên giải quyết các cơn đau để người bệnh sớm quay trở lại các vận động bình thường, từ đó cải thiện chức năng cơ giúp cơ chân bớt teo. Do 𒆙đó, ông Văn Anh được chỉ định tiêm thuốc steroid ngoài màng cứng dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính, m🌄ục đích để giảm đau, chống viêm.
Ngay sau mũi tiêm, ông thấy đỡ đau và đi lại dễ dàng hơn. Tái khám sau 1 tháng, ông vui mừng cho biết đã khỏi đau hoàn toàn, không còn phải uống tꦇhuốc giảm đau. Bác sĩ kiểm tra th🔯ấy bên chân teo của người bệnh đã trở về kích thước gần như bình thường.
"Hiện giờ mỗi tối tôi có thể đi bộ tập thể dục 5-6km, đêm ngủ trọn giấc, cảm giác người nhẹ nhàng hơn hẳn và sức khỏe tăng lên rõ rệt. Mong nh🐻iều người có bệnh giống tôi cũng biết đến kỹ thuật này để sớm thoát khỏi đau đớn", ông Văn Anh chia sẻ.
Tiến sĩ Duy Trinh cho biết tiêm ngoài màng cứng là kỹ thuật điều trị bảo tồn đang được sử dụng phổ biến tại nhiều trung tâm chống đau trên thế giới tại Mỹ, Hàn Quốc... Bác sĩ sẽ sử dụng một mũi kim nhỏ, bơm thuốc giảm đau, chống viêm steroid như dexamethasone, triamcinolone, meth✃yl-prednisolone... vào khoang ngoài màng cứng. Thuốc giúp làm giảm sự hình thành của các chất gây viêm và giảm độ nhạy của các rễ thần kinh với cơn đau, do đó cải thiện viêm đau rõ rệt. Phương pháp này được chứng minh có hiệu quả trong điều trị thoát vị đĩa đệm ở vùng thắt lưng, ngực, cổ có các cơn đau cấp tính.
Hầu hết người bệnh đạt được hiệu quả điều trị đau ngay sau mũi tiêm đầu tiên, nếu phối hợp v🐬ới tập luyện có thể đạt hiệu quả kéo dài nhiều năm. Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân tiêm bổ sung mũi tiêm tiếp theo 🍒nếu hiệu quả của mũi đầu giảm dần. Tần suất tiêm không quá 3 mũi/12 tháng để đảm bảo không gây ra bất lợi nào đến sức khỏe người bệnh, Tiến sĩ Trinh cho biết.
Phương pháp này được chỉ định khi dùng thuốc đường uống ít tác dụng và chưa có chỉ định mổ, nhằm hạn chế phẫu thuật cho những trường hợp vẫn có thể điều trị bảo tồn. Tiêm ngoài màng cứng có ưu điểm không gây mất máu, thường kh♏ông cần nằm viện, tỷ lệ tai biến hiếm gặp. Thuốc được đưa trực tiếp và tập trung vào vị trí cần tiêm giúp phát huy tác dụng nhanh, người bệnh được giảm đau tức thì, hạn chế phải dùng tới thuốc giảm đau kéo dài dẫn đến phụ thuộc. Một số nghiên cứu trên thế giới chỉ ra phương pháp này đem lại hiệu quả giảm đau ở 70-90% người bệnh.
Theo Tiến sĩ Trinh, tỷ lệ biến chứng ♒của tiêm n🍬goài màng cứng rất thấp, đặc biệt khá an toàn khi tiêm cột sống thắt lưng. Một số biến chứng như tiêm vào mạch máu gây tắc mạch, tiêm vào tủy hoặc vào rễ thần kinh gây tê bì... có thể được kiểm soát tốt nếu bác sĩ thành thạo về can thiệp cột sống.
"Tại hệ thống BVĐK Tâm Anh, chúng tôi thực hiện kỹ thuật trong phòng thủ thuật tiêu chuẩn với quy trình vô khuẩn chặt chẽ. Dưới sự dẫn đường của máy chụp cắt lớp vi tính thế hệ mới, bác sĩ có thể định vị chính xác mũi tiêm đến từng milimet vào vị trí cần bơm thuốc, hạn chế🐟 tối đa nguy cơ đưa mũi kim lệch hướng", Tiến sĩ Trinh nhấn mạnh.
Người bệnh không được chỉ đ꧋ịnh tiêm ngoài màng cứng khi có nhiễm trùng toàn thân hoặc vị trí tiêm, có rối loạn đông máu, tiền sử dị ứng với steroid ho⛄ặc thuốc cản quang. Với những người mắc bệnh tiểu đường, đang mang thai, có bệnh tim hoặc loãng xương, bác sĩ cần thận trọng khi chỉ định phương pháp này.
Theo ước tính của Viện Chất lượng và Hiệu quả trong Chăm sóc sức khỏe Đức (IQWiG), khoảng 5% dân số thế giới ꦇsẽ gặp triệu chứng của thoát vị đĩa đệm thắt lưng ít nhất một lần trong đời. Bệnh thường gặp ở người trên 30 tuổi và phổ biến ở nam giới gấp đôi so với nữ giới.
Tình trạng đau do thoát vị đĩa đệm ở mỗi người là khác nhau, cơn đau có thể bắt đầu đột ngột sau đó biến mất rất nhanh. Một số người bị đau liên tục trong thời gian dài, số khác bị tái đi tái lại nhiều lần. Theo Tiến sĩ Duy Trinh, nếu các 🎃triệu chứng không tự hết trong 6 tháng kể từ lần đầu xuất hiện, người bệnh cần đi khám chuyên khoa và tùy vào tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các phương pháp như uống thuốc, tiêm giảm đau hoặc phẫu thuật.
Hoài Phạm