Ngày 11/6, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp đánh giá sự hồi phục của bệnh nhân là kỳ tích hy hữu. Trước đó, nạn nhân bị sét đánh khi cắt rau ngoài đồng, nhập viện cấp cứu trong tình trạng hôn 𒈔mê sâu, ng🦂ừng tim phổi, hôm 5/6. Chị được ép tim và hô hấp nhân tạo, song tiên lượng vẫn nguy kịch.
Sa൩u hội chẩn, các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực đã áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy, nhằm kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Kíp cꦰòn kết hợp các biện pháp khác như thở máy, sử dụng thuốc vận mạch, lọc máu, bù nước, điện giải... để điều chỉnh các rối loạn do ngừng tuần hoàn gây ra.
Sau 6 ngày điều trị, tình trạng của bệnh nhân chuyển biến tích cực. Chị tỉnh táo, các chức n🧜ăng cơ thể dần hồi phục về mức bình thường, có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Hạ thân nhiệt còn gọi ngủ đông, là phương pháp sử dụng các kỹ thuật làm lạnh🔯 để kiểm soát thân nhiệt bệnh nhân chủ động vàไ chặt chẽ ở mức 33-36 độ C trong vòng 24-48 giờ sau ngưng hô hấp. Mức nhiệt độ sinh lý bình thường là 37 độ C.
Đây là cách bổ trợ cho các phương pháp cấp cứu, cải thiện tỷ lệ tử vong và biến chứng trên bệnh nhân ngưng hô hấp cũng như một số bệnh lý khác, mang lại cơ hội sống khỏe mạnh cho nhiều người bị tổn thương não sau ngưng tim, ngưng thở (ngừng tuần h𒉰oàn).
Phương pháp hạ thân nhiệt được áp dụng lần đầu tiên ở Việt Nam năm 2015 tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh, hạ thân nhiệt giúp giảm tỷ lệ tử vong khoảng 14% , giảm tỷ lệ di chứng nặng 11%. Nên thực hiện hạ thân nhiệt trước 6 tiếng để đạt hiệu quả cao nh🐷ất, nếu bệnh nhân vào cấp cứu sau 6 tiếng thì hiệu quả điều trị giảm.
Bác sĩ khuyến cáo mọi người nên hạn chế ra ngoài khi trời m🐭ưa giông. Tránh xa nơi trống trải, cây to, cột điện cao thế. Không trú mưa dưới mái hiên 💦nhà, không đứng thành nhóm đông người gần nhau. Tuyệt đối không sử dụng các thiết bị điện tử.
Nếu không may bị sét đánh cần được nhanh chóng sơ cứu và đưa ngay đến cơ sở y tế gầ💧n nhất để đư🌜ợc cấp cứu kịp thời, tránh nguy hiểm tính mạng.
Thùy An