"Đây là hai căn bệnh phổ biến nhất trong bệnh hô hấp ở Việt Nam, tạo gánh nặng cho y tế, xã hội", ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, nói tại Hội thảo tổng kết dự án VCAPS Chiến lược lồng ghép y tế trong phòng chống COPD và hen phế quản ở Việt Nam, ngày 2/1🌃1. Ở Việt Nam, theo tỷ lệ mắc bệnh tương đối cao, trung bình 5% dân số bị hen và 1,3 triệu người bệnh COPD đang phải điều trị hằng năm.
Theo Giá🐲o sư Greg Fox, 🐻Giám đốc Viện Sydney Việt Nam, Đại học Sydney, Australia, COPD được dự đoán là nguyên nhân gây tử vong thứ ba toàn cầu vào năm 2030 với khoảng 5,8 triệu ca/năm; còn hen phế quản xếp thứ 15 trong các nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật trên toàn cầu. Dự án VCAPS được Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock triển khai, Chính phủ Australia tài trợ.
Hen là bệnh viêm đường thở mạn tính, gây co thắt phế quản và cản trở sự lưu thông khí. Sự co thắt và viêm đường dẫn khí dẫn đến các vấn đề hô hấp như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho. COPD là tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn t𒉰ính gây giảm chức năng thông khí ở phổi. Người bện🔯h thường cảm thấy khó thở vì đường thở bị tắc nghẽn và có thể dẫn đến suy hô hấp. Bệnh thường có dấu hiệu rất dễ nhận biết như ho, khạc đờm lâu ngày.
Các chuyên gia đánh giá nỗ ༒lực kiểm soát hen và COPD tại Việt Nam có nhiều rào cản, hầu hết bệnh nhân phát hiện muộn khi đã nặng, hoặc đến viện khám vì lên cơn cấp. Người bệnh sau ra viện không được theo dõi, điều trị duy trì, đến khi có đợt cấp tiếp theo lại nhập viện. Ngoài ra, còn có tình trạng phụ thuộc quá mức vào liệu pháp cắt cơn (bình xịt giãn phế quản tác dụng ngắn); tỷ lệ sử dụng thuốc hít dự phòng còn thấp.
Chi phí điều trị trong một lần đợt cấp hen, nhẹ thì khoảng một triệu đồng, nặng lên đến vài chục triệu, chưa kể các chi phí khác. Trường hợp bỏ điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính dẫn đến biến chứng, chi phí điều trị có thể tăng gấp 13 lần. Đây là gánh nặng rất lớn cho ngành y tế Việt Nam. Vì vậy, chiến lược quản l🌌ý hai bệnh này là dự phòng đợt cấp, tăng cường chất lượng quản lý tại các bệnh viện tuyến cơ sở.
Tiế🎃n sĩ Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Quốc gia Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock, cho biết nghiên cứu đã chỉ ra những khoảng trống trong hệ thống y tế trong việc chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh nhân COPD và hen phế quản, gây ra nhiều khó khăn và tốn kém cho bệnh nhân mắc bệnh phổi mãn tính. Từ đó, chương trình 💎đã hỗ trợ các cơ sở y tế thiết kế và lồng ghép chương trình điều trị COPD/hen trong cơ sở.
Viện đã khảo sát khoảng 1.000 bệnh nhân, độ tuổi trung bình 59, ở 4 tỉnh thành gồm Hà Nội, Thanh Hóa, TP HCM và Cà Mau. Kết quả cho thấy 27,5% trong số họ bị nhiễm vi khu🌺ẩn hô hấp trên hoặc không có triệu chứng nhưng được chẩn đoán sai là mắc ít nhất một bệnh phải điều trị 🔜bằng thuốc như COPD, hen suyễn, suy tim, viêm phổi và lao.
Vì vậy, bà Thu Anh khuyến nghị cần tăng cường đo hô hấp khí và các xét nghiệm khách quan khác như X-quang để chẩn đoán đúng bệnh. Đồng thời, cần củng cố nâng cao năng lực của cán bộ y tế ở cấp xã/phường trong sàng lọc triệu chứng và ở cấp quận/huyện trong chẩn đoán, điều trị, tư v🥀ấn bệnh.
Theo ông Khoa, tăng tỷ lệ chẩn đoán sớm, điều trị, quản lý tốt bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một tro𓆉ng những mục tiêu quan trọng của chiến lược phòng chống bệnh. Điều trị dự phòng khi bệnh nhân ổn định, còn khỏe, góp phần nâng cao chất lượng sống cho họ và gia đình, giảm tải nội trú bệnh viện, giảm tử vong.
Nguyên nhân chính gây hen và COPD là hút thuốc hoặc tiếp xúc khói thuốc, ô nhiễm môi trường, nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường xuyên khi còn nhỏ, bệnh nghề nghiệp do tiếp xúc với khí hóa chất. Do đó, biện pháp phòng ngừa, kiểm soát là bỏ thuốc lá, ✤tránh tiếp xúc không khí ô nhiễm, những chất kích thích, hóa chất. Khám sức khỏe thường xuyên. Khi có các triệu chứng như ho kéo dài, bị nhiễm trùng đường hô hấp tái phát nhiều lần, khó thở khi gắng sức, thở khò khè... cần đến bệnh viện để được chẩn đoán sớm và điều trị.
Lê Nga