Bà Trần Thị Thanh Lưu đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám đầu tháng 9 do đau nhức hai khớp gối, khó đi lại, điều t🗹rị nội khoa không hiệu quả.
Bác sĩ Lê Đăng Phong, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, cho biết đây là tình trạng điển hình của người bệnh thoái hóa đa khớp. Bệnh xảy ra khi lớp sụn khớp bị bào mòn theo thời gian, tuổi cao, gây thoái hóaꦬ. Những khớp chịu lực nhiều như khớp gối, khớp háng... thoái hóa sớm hơn.
Ba năm trước, bà bị đau khớp háng dữ dội, được TS.BS Tăng Hà Nam Anhꦇ, Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, chỉ định thay khớp háng bằng kỹ thuật SuperPath ít xâm lấn, không cắt cơ và bao khớp, bảo tồn toàn bộ hệ thống gân phía sau khớp háng. Đến nay, khớp háng nhân tạo của bà vẫn hoạt động tốt🌞, trơn tru, không khác biệt so với khớp tự nhiên trước kia.
Theo bác sĩ Phong, hiện bà bị thêm thoái hóa khớp gối nặng, biến dạng cả hai bên. Riêng khớp gối trái vẹo trong 13 độ, gây෴ đau nhiều, ảnh hưởng ౠnghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày, cần được phẫu thuật sớm.
Người bệnh được chỉ định thay khớp gối động học xoay, có cấu tạo giống khớp gối thật, cho phép xoay trong và xoay ngoài, tăng độ linh hoạt của khớp. Hình dáng chân và khả n🍃ăng vận động khôi phục nhanh chóng. Khi thực hiện các chuyển động chân như co duỗi, đi lại..., người bệnh có cảm giác thật hơn. Khớp gối nhân💟 tạo còn ít hao mòn, tuổi thọ hàng chục năm.
Bà Lưu mắc bệnh tăng huyết áp và tiểu đường. Để phòng ngừa biến chứng chဣảy m💃áu hoặc nhiễm trùng, bác sĩ nội khoa tham gia ca mổ nhằm duy trì chỉ số đường huyết và huyết áp ổn định cho người bệnh.
Một ngày sau mổ, bà b🀅ắt đầu tập vật lý trị liệu tại giường với thiết bị hỗ trợ di chuyển khớp gối thụ động (Continuous Passive Motion - CPM), giúp lưu thông máu, tránh hình thành huyết khối có thể gây thuyên tắc phổi, đột quỵ... Hôm sau, người bệnh tự đi lại với khung tập đi, không còn đau, hình dáng chân cải thiện rõ rệt. Đến ngày thứ tư, bà được xuất viện.
Phong cho biết thoái hóa khớp là bệnh không thể chữa khỏi, nhưng nếu kiểm soát tốt có thể giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tùy tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp như dùng thuốc, tiêm thuốc, tập vật lý trị liệu... Phẫu thuật là phương án cuối cùng, khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả hoặc khớp tổn thương ng🔜hiêm trọng.
Phẫu thuật thay khớp được áp dụng cho hầu hết các khớp như đầu gối, háng, ngón tay... Bác sĩ sẽ loại bỏ phần khớp đã hư hại và thay vào đó phần khớp nhân tạo được làm bằng các vật liệu y sinh. Tuổi thọ của khớp nhân tạo có thể kéo dài 15-20 năm. Sau khi thay 𒐪khớp, các triệu chứng được cải thiện đáng kể, tăng khả năng vận động của n꧃gười bệnh.
Phi Hồng