💃Gần trưa ông Bính quàng áo mưa, vác cào ra bờ biển ở Quảng Thái (Quảng Xương, Thanh Hóa). Dưới cây dù trước nhà, bà Gái, vợ ông ngồi chơ vơ với chậu củ chuối nộm chưa có khách mở hàng. "Lại thêm một ngày ăn lẹm", người phụ nữ 50 tuổi nói.
𝔍Từ khi đợt dịch Covid-19 thứ 4 bùng phát, cặp vợ chồng đặt mục tiêu, mỗi ngày ông phải cào được 3 kg ngao, tương đương 60 nghìn đồng, bà cũng phải kiếm được ngần ấy từ gánh hàng ăn vặt mới tạm đủ tiền nuôi 3 đứa con đang tuổi ăn học. "Mỗi tháng nhà tôi trả hơn một triệu đồng tiền điện, nước và lãi ngân hàng. Số còn lại phải co kéo mới đủ", bà cho hay.
𝓰Ở xã Quảng Thái, vợ chồng bà Gái nằm trong số 50% hộ dân phải tha phương tứ xứ mưu sinh. Từ cuối những năm 1990 đến nay, mỗi năm ông Bính, bà Gái biền biệt 11 tháng. Năm 2019, bà bị thoái hóa đốt sống, phải vay mượn tiền đi mổ. Hai năm nay, sau vài lần bùng phát Covid-19, công việc của hai vợ chồng bị ảnh hưởng nặng nề, gia cảnh càng thêm túng.
ཧCuối tháng 4, ông bà về quê lo tang cho anh trai, sau đó không thể quay lại Bình Dương. Covid-19 đã bùng trở lại TP HCM và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai từ tháng 5, khiến hàng trăm nghìn người nhiễm và hơn chục nghìn người tử vong.
✨Bà Gái nhủ "trong cái rủi cũng có cái may", chứ với cái thân bệnh tật, lại không một đồng tiết kiệm, bà tin chắc vợ chồng khó sống qua đợt giãn cách kéo dài.
ඣHơn bốn tháng ở nhà, họ nhận thấy đàn con đang tuổi ăn tuổi lớn, nhất là con trai út, cần bố mẹ ở bên dạy dỗ. Tuổi tác của họ cũng khó chịu được "trận cuồng phong" của đợi dịch này. Họ quyết định không trở lại thành phố và dự định mở một cửa hàng tạp hóa ở quê, nhưng chưa biết xoay cách nào để có vốn. "Không có tiết kiệm, chỉ có nợ phải trả", bà nói.
💯Vợ chồng bà Gái nằm trong số hơn 1,3 triệu lao động về quê tránh dịch, tính từ tháng 7 đến 15/9 theo Tổng cục Thống kê công bố ngày 12/10. Trong 930.000 người từ 15 tuổi trở lên đã trở về, chỉ có khoảng 34% đang có việc làm, 38% mất việc, không tìm được việc làm do cách ly, giãn cách và số còn lại không có nhu cầu làm việc do e ngại dịch bệnh.
🎃Nằm trong số 34% người may mắn có việc làm sau khi hồi hương, Võ Thanh Bình, 28 tuổi, quê Nghi Lộc, Nghệ An cho biết hiện ngày thuận lợi anh có thể kiếm được 200.000 đồng nhờ làm shipper cho một doanh nghiệp trong huyện.
🤡Thu nhập dù không cao, Bình vẫn khá hài lòng. Vợ anh đang làm công nhân gần nhà, hai con học cấp 1 và 2. Khi được hỏi có trở lại miền Nam làm thuê thời gian tới, Bình quả quyết "chắc chắn sẽ không".
👍"Năm năm xa quê là quãng thời gian cơ cực tôi đã trải qua để kiếm tiền phụ giúp gia đình, chăm sóc vợ con. Bây giờ về quê có cơm ăn cơm, cháo ăn cháo song tinh thần thoải mái, có người thân, láng giềng nương tựa", anh nói.
Gia đình anh Bình từng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng khi đạp xe ♒từ Đồng Nai về quê nhà với 800.000 đồng làm lộ phí hồi đầu tháng 7. Bình mới kiếm được việc một tuần nay. Mẹ anh thuê một ki-ốt ven đường để bán hàng, trong khi chị gái cũng đang tìm việc làm thêm ở quê.
♏Ông Phạm Hoài Nam, Vụ trưởng Thống kê Dân số và Lao động nhận định "khá nan giải khi thu hút lao động về lại trung tâm công nghiệp, thành phố lớn". Chính sách phòng chống dịch của nhiều tỉnh, thành đang rất khác nhau và người lao động không thể lường được về mức độ ổn định của các biện pháp này.
🦩Theo ông Phạm Trường Sơn, Phó chủ tịch Mạng lưới phi lợi nhuận miền Nam, chính sách thu hút lao động phải tính được bài toán "an cư lạc nghiệp" cho người ngoại tỉnh. Việc mắc kẹt nhiều tháng trong căn phòng chật hẹp, dưới ngưỡng sinh tồn, cộng với nỗi lo dịch bệnh và tiền bạc tác động sâu sắc đến quyết định có trở lại hay không của họ.
🐭Để "an cư lạc nghiệp", các vấn đề an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội, y tế và giáo dục cho lao động di cư cũng như con em họ rất quan trọng. Cuộc sống hiện nay của người lao động di cư không chỉ là ăn ở và đi làm, họ phải được hòa nhập vào cộng đồng nơi họ làm việc. "Hãy xem họ là một phần của thành phố", ông Sơn nêu quan điểm.
𝐆Song song với "làn sóng di cư ngược từ phố về quê", vài ngày nay cũng ghi nhận hàng trăm người trở lại TP HCM làm việc.
𓄧Tại xã Tam Phú, TP Tam Kỳ, Quảng Nam, Nguyễn Văn Khánh, 31 tuổi, từ biệt vợ con để cùng ba người khác thuê một chiếc xe riêng giá 10 triệu đồng vào TP HCM sáng 8/10. Cả bốn đã tiêm đủ hai mũi vaccine, chung cảnh ngộ không kiếm được việc ở quê nhà.
ﷺKhánh tính, đi làm ở thành phố với thu nhập 8 triệu đồng mỗi tháng, anh có thể gửi về cho vợ con 4 triệu đồng. "Ban đêm tôi có thể làm shipper kiếm thêm", anh nói.
ꦍĐể đi đến lựa chọn này, anh mất hai ngày đêm "cân não". Khánh kể, năm 2013 rời quê vào TP HCM lập nghiệp làm nghề lái xe, sau đó cưới vợ làm nghề tóc. Dịch bùng phát, vợ chồng Khánh thất nghiệp suốt mấy tháng. Do vợ Khánh mang bầu sắp sinh, họ được chính quyền đón về bằng máy bay.
🌳Quảng Nam là một trong những tỉnh đầu tiên ở miền Trung đưa người mắc kẹt tại TP HCM và các tỉnh phía Nam về quê tránh dịch đi kèm chính sách "hỗ trợ tạo việc làm, đào tạo và cho vay vốn phát triển kinh tế ở quê nhà". Trong đợt dịch thứ 4 có hơn 6.000 người từ phía Nam về nhưng chỉ hơn 700 người có nhu cầu làm việc tại địa phương. "Khảo sát tại 100 doanh nghiệp lớn ở tỉnh đang cần hơn 16.000 lao động nhưng số người đăng ký tìm việc làm chiếm tỷ lệ rất nhỏ", ông Trần Văn Tân, Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam cho biết.
🐟Lý giải về chuyện này, ông Nguyễn Quí Quý, Phó giám đốc Sở Lao động – Thương binh và xã hội, cho rằng sau hàng chục lập nghiệp ở đất khách, người lao động đã ổn định nhà cửa, môi trường sống và do đã làm lâu năm lương cao nên đa số không muốn bắt đầu lại từ đầu ở quê nhà.
⛄Theo chính sách này, Khánh đăng ký làm lái xe, nhưng dịch bệnh khiến nghề vẫn ế ẩm. "Tôi có nguyện vọng xin vào lái xe ở các khu công nghiệp, công ty ở Quảng Nam song không có nơi nào tuyển, còn lái taxi không có thu nhập cao", Khánh chia sẻ và cho biết anh nằm nhà thất nghiệp suốt hai tháng về quê.
ꦬĐầu tháng 10, TP HCM hết giãn cách, doanh nghiệp nơi Khánh làm việc trước đây thông báo đã hoạt động trở lại. Khánh quyết định đi để vợ, con gái 5 tuổi và con thứ hai sắp chào đời của anh được yên ổn ở quê nhà.
ওĐêm trước ngày lên đường, vợ Khánh động viên chồng yên tâm. Với 4 triệu đồng chồng gửi về mỗi tháng, chị vẫn có thể lo được 1,7 triệu đồng tiền học cho con gái, bỉm sữa cho con sắp sinh và ăn uống. "Ở quê có bố mẹ cung cấp gạo rau nên cũng tiết kiệm được nhiều", Khánh nói.
Phan Dương - Đắc Thành - Nguyễn Hải