Kỷ lục 875.000 người được tiêm vaccine vào ngày 7/6 giúp nâng tổng số người đã tiêm liều thứ nhất lên 8,45 triệu, tương đương với 16,3% dân số. Sဣố người được tiêm chủng mỗi ngày tăng lên kể từ ngày 27/5, sau khi chính phủ đưa ra các biện pháp khuyến khích như cho phép người đã tiêm ít nhất một liều được bỏ khẩu trang khi đi ra ngoài và tụ họp gia đình hơn bốn người từ tháng 7.
Biện pháp này﷽ đã phát huy tác dụng. Ngày 27/5, 640.000 người đã tiêm mũi vaccine đầu tiên - cao gấp đôi kỷ lục cũ 307.000 người vào ngày 30/4.
Ngày 7/6, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in bày tỏ lạc quan 🐎rằng hơn 14 triệu người có thể được tiêm liều đầu tiên cho đến cuối tháng 6 và 36 triệuꦚ người vào tháng 9. Đến tháng 11, khoảng 36 triệu (70% dân số) phải được tiêm đầy đủ để đạt miễn dịch cộng đồng.
Phát biểu tại phiên họp nội các, ông Moon cho biết mục tiêu của ♑chính phủ là tạo điều kiện cho người dân có kỳ nghỉ hè "an toàn và thoải mái" và được quây quần bên gia đình mà không cần đeo khẩu trang trong kỳ nghỉ lễ Chuseok vào tháng 9.
Ông cũng hoan nghênh các cơ quan y tế đã rất nỗ lực để xua tan ngờ vực của công chúng về vaccine trong thời gian 🐈ngắn và giúp thay đổi🎀 tình hình.
Hàn Quốc báo cáo 435 ca nhiễm mới hôm 8/6, nâng tổng s꧋ố ca Covid-19 lên 145.091. Số ca mắc mới mỗi ngày vẫn♛ trong khoảng 400-700 trong vài tuần qua.
Bắt đầu từ ngày 26/2, chương t🐻rình tiêm chủng của nước này gặp nhiều trở ngại như tiếp nhận vaccine chậm trễ và thiếu hụt nguồn cung. Ngoài ra, Hàn Quốc từng đình chỉ tạm thời vaccine AstraZeneca do lo ngại về chứng đông máu hiếm gặp.
Tình trạng thiếu vaccine được khắc phục khi các loại vaccine khác nhau xuất hiện, bao gồm một triệu liều vaccine Johnson & Johnson do Mỹ cung cấp cho quân đội Hàn Quốc,🌟 sẽ được sử dụng từ ngày 10/6. Theo các cơ quan y tế, vaccine Moderna sẽ được triển khai sớm nhất vào tuần tới.
Tiến sĩ Choi Jae-wook, chuyên gia y tế dự phòng từ Đại học Y khoa Hàn Quốc,❀ cho biết: "Một tháng trước, mọi người vẫn còn nghi ngờ. Thái độ của họ hiện đã thay đổi và nhiều người đang cố gắng đăng ký tiêm chủng". Theo ông, nguyên nhân là do có nhiều loại vaccine hơn bên cạnh vaccine AstraZeneca. Người dân từng hoài nghi về vaccine này do nguy cơ đông máu và hiệu quả chỉ đạt 70% so với 95% của Pfizer và 94% của Moderna.
Tuy nhiên, ông Choi cho rằng cần phải làm nhiều hơn nữa để bồi tꦑhường cho người gặp tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc tử vo♍ng liên quan đến vaccine, nhằm giảm bớt lo ngại của người dân về việc tiêm chủng.
"Các chuyên gia y tế bao gồm cả tôi đã yêu cầu chính phủ mở rộng chương trình bồi thường và chi trả nhiều tiền hơn cho người gặ🎀p phản ứng phụ", ông Choi cho hay.
Theo ông, chính phủ đang đặt mục tiêu tiêm chủng cho hơn 80% người cao tuổi đến cuối tháng 6. Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc cho biết, 48,2% người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên (6,33 triệu người), 🍨đã được tiêm ít nhất một mũi va🐟ccine. Cơ quan này tiết lộ, 80,6% người ở độ tuổi 60-74 (trong số 9,08 triệu đủ điều kiện), đã đăng ký tiêm vaccine AstraZeneca.
Các cơ quan y tế thông báo hôm 8/6 sẽ cung cấp nhãn xác 𓆏nhận tiêm chủng cho người đã tiêm phòng hai liều để dán vào chứng minh nhân dân của họ, bên cạnh chứng nhận trên giấy và kỹ thuật số. Biện pháp này nhằm hỗ trợ người già vốn không rành công nghệ và dễ quên mang giấy tờ hơn.
Giáo viên Bryan Lee, 60 tuổi, đang đợi đến lượt tiêm phòng. Người Hàn 𝄹Quốc không được chọn vaccine nhưng ông Lee không hoài nghi tr༺ước bất kỳ vaccine nào.
"Sẽ rất tốt nếu ♛được chọn nhưng mỗi loại đều có điểm mạnh, điểm yếu và tác dụng phụ khác nhau. Do đó,ꩵ tôi nghĩ việc chọn lựa không thực sự quan trọng. Tôi chỉ muốn tiêm phòng ngay lập tức để ngăn ngừa Covid-19", ông Lee nói.
Mai Dung (Theo Straits Times)