Hầu hết chuyên ꦇgia đồng thuận rằng Covid-19 sẽ bị đánh bại khi các nước đạt được miễn dịch cộng đồng. Phần lớn người dân có kháng thể thông qua mắc bệnh tự nhiên hoặc được tiêm chủng🎐 bằng vaccine. Bà Armida Salsiah Alisjahbana, thư ký của Ủy ban Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc về châu Á - Thái Bình Dương, cho rằng khoảng 60% đến 70% dân số cần được tiêm vaccine để đạt được trạng thái này.
"Tôi nghĩ đó là một thách thức lớn. Nhìn vào số liệu hiện nay, tiến độ tiêm chủng ở khu vực này còn thấp, ngoại trừ số ít các nước phát triển", Alisjahbana phát biểu trong Hội nghị ꩲchuyên đề về Phát triển Đông Nam Á của Ngân hàng Phát triển châu Á, hôm 17/3.
Theo bà Alisjahbana, mặc dù một số nước đã đặt hàng hoặc có sẵn vaccine Covid-19, quá trình tiêm chủng vẫn diễn ra chậm chạp. Khó khăn đặt ra với các nước đang phát triển là thời điểm nhận được vaccine, nguồn tài chính hạn chế và cở sở hạ tầng phục vụ hậu cần còn yếu kém. Công tác đảm bảo p𝐆hân phối vaccine công bằng cũng là một thử thách các nước phải đối mặt.
Các nước giàu đã mua một lượng lớn vaccine, khiến những nước nghèo hơn bị tụt lại phía sau. Nhiều quốc gia trong số đó không có tiền để mua đủ số liều cần thiết. Theo Viện Y tế Toàn cầu Đại học Duke, các quốc gia phát triển chiếm 16% dân số thế giớiꦍ, gồm Canada, Mỹ và Anh, đang tích trữ 60% nguồn cung vaccine toàn cầu để sử dụng cho người dân nước mình. Số vaccine h☂ọ đặt mua còn vượt gấp nhiều lần dân số.
Trong khi đó, tại Indonesia, Tổng thống Joko Widodo đặt mục tiêu tiêm chủng cho 182 triệu dân trên 19 tuổi vào cuối năm 2021. Đến nay, nước này mới nhận 11,7 triệu liều vaccine AstraZeneca thông qua cơ chế Covax. Gần một triệu liều vaccine đã được triển khai tại Philippines - con số ít ỏi trong tổng 161 triệu liều mà chính phủ dự định mua để tiêm cho 50-70 triệu người trong năm 2021. Tại Việt Nam, hơn 20.000 người đã tiêm vaccine Covid-19, tính ไđến ngày 17/3. Chính phủ dự kiến nhận 150 triệu liều vaccine Covid-19 trong năm nay và đầu năm 2022.
Cơ chế Covax được thành lập với mục tiêu đưa vaccine Covid-19 đến các nướ🍎c nghèo, nhưng theo bà Alisjahbana, nguồn cung hiện giờ vẫn hạn chế. Bà cho biết sản xuất đang được đẩy nhanh và Tổ chức Y tế Thế giới đang xem xét, phê duyệt nhiều loại vaccine khác. Bà bày tỏ hy vọng chương trình tiêm chủng sẽ tăng tốc ở các nước đang phát triển trong nửa cuối năm 2021 và tăng hơn nữa vào năm 2022.
Bà Alisjahbana nhận định nếu các quốc gia thúc đẩy tiêm chủng cho nhóm có nguy cơ cao và nhân viên của các ngành thiết yếu, các nền kinh tế và biên giới có thể mở cửa. "Các hoạt động kinh tế, bao gồm du lịch, vận ch⛄uyển hàng hóa sẽ được tiếp tục", bà cho hay.
Mai Dung (Theo CNBC, Bangkok Post )