Trước đó, bác sĩ ở bệnh viện địa phương kê thuốc cho bà Liên, khuyên lên tuyến trên ki𒁏ểm tra kỹ huyết khối trong lòng tĩnh mạch chân trái.
Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, chụp CT tĩnh mạch ghi nhận bà Liên mắc hội chứng May-Thurn🔜er. Ngày 23/2, BS.CKI Lê Văn Tuyến, Trung tâm Can thiệp Mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết đây là tình trạng ảnh hưởng đến lưu lượng máu, xảy ra khi động mạch chậu bên phải đưa máu đến chân phải đè lên tĩnh mạch chậu trái đưa máu về tim. Tĩnh mạch chậu trái bị chèn ép và máu khó chảy tự do.
Trường hợp bà Liên, tắc nghẽn tại vị trí gốc của tĩnh mạch chậu, chặn gần hết dòng máu qua tĩnh mạch chậu, khiến dòng máu phải đi vào các mạch máu bàng hệ nhỏ, dòng chảy chậm, ứ đọng máu và hình thành hàng trăm cục𝔉 huyết khối gây sưng phù chân trái. Nếu cục máu đông vỡ, di chuyển đến phổi sẽ gây thuyên tắc phổi, đe dọa tính mạng.
Bác sĩ Tuyến đánh🎐 giá trường hợp của người bệnh nguy cấp, cần tái thông tĩnh mạch chậu tắc nghẽn, đưa chân trái về trạng thái bình thường.
Bác sĩ đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới để ngăn huyết khối trôi lên làm tắc động mạch phổi gây ngưng tim, đột tử, tiếp theo là hút huyết khối. Cuối cùng, bác sĩ luồn dụng cụ qua tĩnh mạch khoeo với vết chọc kim rất nhỏ, chỉ 2-3 mm rồi đưa bóng vào nong rộng lòng tĩnh mạch, đặt stent đường kính 14 mm tại vị trí tắc nghẽn. Quá trình can thiệp có sự trợ giúp của hệ thống siêu âm t🎀rong lòng mạch (IVUS) giúp bác sĩ quan sát kỹ cấu trúc mạch máu để thao tác chuẩn xác.
Sau ba giờ, kích thước đùi trái của bà Liên thu nhỏ gần như cũ. Bà đi lại như bình thường, xuất viện sau một ngày, cần tái khám s🌟au một tuần. Khi huyết khối tan hết, người bệnh được lấy lưới lọc tĩnh mạch chủ.
TS.BS Nguyễn Anh Dũng, Trưởng khoa Ngoại Tim mạch - Lồng ngực Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết chèn ép tĩnh mạch chậu là hiện tượng p🌜hổ biến, xảy ra ở một trên 5 người. Hội chứng May-Thurner phổ biến ở phụ nữ 20-50 tuổi, đặc biệt đã sinh con. Tuy nhiên nhiều trường hợp không được chẩn đoán chính xác về hội chứng này do không có triệu chứng rõ ràng, trừ khi bệnh nhân phát triển huyết khối tĩnh mạch sâu (Deep Vein Thrombosis - DVT) như bà Liên.
Can thiệ🐼p tĩnh mạch là lĩnh vực mới, không phổ biến như can thiệp động mạch, không nhiều bệnh viện triển khai do thiếu dụng cụ chuyên biệt và đội ngũ bác sĩ thuần thục, theo bác sĩ D🍰ũng.
Động mạch có nhiệm vụ đưa máu đến khắp các cơ quan trong cơ thể. Nhóm bệnh lý động mạch (tắc hẹp mạch vành, hẹp vaꦺn động mạch chủ, ...) gây thiếu máu, ảnh hưởng tính mạng người bệnh nên được điều trị tích cực hơn. Trong khi đó, tĩnh mạch đóng vai trò đưa máu trở về tim, thường chỉ được điều trị bằng thuốc. Hệ quả là bệnh không được giải quyết triệt để, âm thầm tiến triển thành mạn tính, gây ra sẹo tắc nghẽn tĩnh mạch, hội chứng hậu huyết khối, suy giãn tĩnh mạch chi dưới... Lúc này can thiệ🍸p thì huyết khối đã cứng, hiệu quả đạt dưới 50%.
Bác sĩ Tuyến cho biết không có cách nào giúp ngăn ngừa hội chứng May-Thurner. Cách cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ đông máu là tránh đứng hoặc ngồi một chỗ trong thời gian dài, uống nhiề💮u nước, tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc lá, kiểm soát bệnh đi kèm như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh động ﷺmạch ngoại vi, mang vớ tĩnh mạch.
Người có dấu hiệu như cảm gi𒉰ác nặng nề, vết loét hở, da đổi màu ở chân, sưng tĩnh mạch chân, đau nhói hoặc đau ở chân, sưng, cảm giác nặng nề ở chân... cần đi khám sớm để được can thiệp tái thông tĩnh mạch.
Thu Hà
* Tên người bệnh đã được thay đổi
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh tim mạch tại đây để bác sĩ giải đáp |