Con người bắt đầu chia tách từ loài linh trưởng gần mình nhất, loài Pan, vào khoảng 6-7 triệu 🅠năm trước. Loài này hiện vẫn còn những đại diện khác như tinh tinh (chimpanzee) hay tinh tinh lùn (bonobo). Tuy nhiên con người cũng mang cả những đặc điểm của những loài ít liên quan hơn như đười ươi hay khỉ. Sự kết hợp này đưa đến một câu hỏi, đó là tổ tiên chung của loài người hiện tại và loài linh trưởng châu Phi ngày nay có giống loài tinh tinh hoặc gorilla không, hay những "ông tổ" này hoàn toàn khác biệt.
"Con người có nhiều đặc điểm giống với loài linh trưởng châu Phi, nhưng cũng có các đặc điểm của các loài nguyên thủy hơn, dẫn tới thực tế là chưa th☂ể xác🐻 định tổ tiên loài người có hình dạng thế nào," tiến sĩ Nathan Young, trợ lý giáo sư tại Đại học California, San Francisco và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tổ tiên loài người rất có thể có hình dạng tương tự một con tinh tinh hay gorilla, ít🅘 nhất là ở phần xương vai."
Theo Young, hình dạng xương vai con người thay đổi theo tập tính hoạt động, giảm leo trèo và tăng cường sử dụng công cụ. Nghiên cứu về sự thay đổi nà🌠y được đăng tải trên tạp chí khoa ꦦhọc PNAS hôm 6/9.
Xương bả vai của loài linh trưởng châu Phi gồm một xương﷽ có hình dạng giống cái bay (dụng cụ của thợ nề) nối với xương cánh tay hướng lên đầu, thuận lợi cho hoạt động leo trèo hoặc chuyền cành. Trong khi đó, xương vai của khỉ lại có xu hướng ở🔯 đằng sau lưng và hướng xuống dưới. Xu hướng này càng thể hiện rõ rệt hơn ở người, thuận lợi cho các hoạt động ném và chế tạo công cụ bằng đá.
Các ꧙nhà nghiên cứu đã so sánh các số đo 3D xương bả vai hóa thạch của 🤪người cổ và người hiện đại với khỉ không đuôi châu Phi, tinh tinh, vượn và khỉ sống trên cây. Họ thấy rằng xương bả vai của người hiện đại độc đáo ở chỗ vừa có đặc điểm của tinh tinh lại vừa có hình dạng giống của vượn không đuôi châu Phi, một loài linh trưởng trung gian.
"Xương bả vai của con người rất lạ, khác biệt với tất cả các loài linh trưởng, pha trộn rất nhiều đ☂ặc điểm của nhiều loài khác nhau," Young cho biết. "Dòng giống loài người tiến hóa thế nào và từ đâu mà tổ tiên chung của loài người tiến hóa xương bả vai thành hình dạng giống n🍸hư ngày nay?"
Để trả lời câu hỏi này, Young và các cộng sự đã ༒phân tích hai loài vượn người cổ phương Nam là A. afarensis và A. sedibad, đồng thời cũng nghiên cứu về loài H. ergaster và Neandertals.
"Cách lý tưởng nhất là nghiên cứu trực tiếp hóa thạch của tổ tiên. Tuy nhiên trong điều kiện không có đầy đủ các hóa thạch này, nghiên cứu bằng phương pháp xem xét nꦕhiều khía cạnh là cách khả thi nhất," tiến sĩ Zeray Alemseged, chuyên viên cao cấp về nhâ🐈n chủng học tại Học viện Khoa học California cho biết.
Kết quả nghiên cứu c🌱ho thấy, vượn người cổ🔯 phương Nam là trung gian giữa vượn không đuôi châu Phi và con người. A. afarensis giống khỉ không đuôi châu Phi hơn người, A. Sediba thì ngược lại, gần gũi với con người hơn. Kết quả này cũng phù hợp với những bằng chứng về việc sử dụng công cụ ngày càng tinh vi hơn của loài vượn người cổ phương Nam.
"Sự kết hợp các đặc điểm của khỉ không đuôi và người được quan sát thấy ở xư♕ơng bả vai của A. afarensis ủng hộ cho quan điểm rằng dù đã di chuyển bằng hai chân, loài này vẫn đồng thời leo trèo và sử dụng các công cụ bằng đá. Đây rõ ràng là loài linh trưởng đang trên đường tiến hóa thành người," Alemseged cho biết.
Những thay đổi trong hình dạng xương bả vai cũng kích hoạt sự phát triển của một hành đ𓄧ộng khác của con người như ném đồ vật với tốc độ và tính chính xác cao, theo tiến sĩ Neil✅ T. Roach, chuyên nghiên cứu về quá trình tiến hóa sinh học của loài người tại Đại học Harvard. Xương bả vai nằm ở phía sau giúp con người có thể tích tụ năng lượng ở vai, giống như một cái ná cao su, cho phép ném ở tốc độ cao, một hành vi độc đáo và quan trọng của con người.
"Những thay đổi ở vai do sự thúc đẩy của việc sử dụng công cụ cũng đồng thời giúp chúng ta trở thành các tay ném giỏi," Roach cho biết. "Khả năng ném độc đáo giúp tổ tiên chúng ta có thể săn bắt và tự bảo ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚvệ mình, biến loài người thành loài săn mồi thống trị trên Trái Đất."
Tuy nhiên, sự thay đổi này cũng có nhược điểm. Do xương bả vai nghiêng xuống dưới, nó làm con người dễ bị chấn thương vai. Ngày nay, trung bình mỗi năm có khoảng hai triệu người Mỹ bị chấn thương dây chằng vai. Tùy theo hình dạng của xương bả vai mà nguy cơ chấn thương với m♊ỗi người cũng khác nhau.
Bước tiếp theo các nhà khoa học sẽ phân tích các biến đổi trong xương bả vai của con người hiện đại và trình tự gene gây ra những sự khác bi🧸ệt đó, để hiểu các yếu tố này ảnh hưởng đến nguy cơ bị chấn thương dây chằng 🎉vai thế nào.
Sự giống nhau giữa nụ cư⛦ời ti🍸nh tinh và người.
"Một khi chúng ta đã biết rằng hình dạng của xương bả vai có liên quan tới nguy cơ chấn t🅺hương, bước tiếp theo là tìm hiểu xem gene nào góp phần tạo nên những hình dạng đó," tiến sĩ Terence Capellini, trợ lý giáo sư, chuyê🌳n nghiên cứu về tiến hóa sinh học của con người, Đại học Harvard cho biết.
"Với những thông tin này, chúng tôi hy vọng có thể giúp các bác sĩ trong tương lai chẩn đoán và ngăn ngừa chấn thương bả vai tr꧑ước khi nó xảy ra, bằng cách phân tích mẫu ADN của bệnh nhân."
Nguyễn Thành Minh