Đồng tình với quan điểm của tác giả bài viết "Tư duy 'ôm xe máy, bám vỉa hè'", độc giả Nguyễn Thị Tuyết Mai ủng hộ cấm xe máy và hạn chế ôtô cá nhân tại các thành phố lớn: "Nhìn ra thế giới, có thể thấy, không có quốc gia phát triển nào sử dụng xe gắn máy quá nhiều như Việt Nam ta. Ngay cả nước trự𒅌c tiếp sản xuất ra xe gắn máy như Nhật Bản, họ cũng không sử dụng xe máy trong nước. Thay vào đó, người Nhật đi xe công cộng và đi bộ rất nghiêm túc. Luật pháp của họ rất nghiêm và ý thức cộng đồng trong toàn dân cũng rất cao.
Tôi rất hoan nghênh nhà nước cấm xe gắn máy và hạn chế ôtô cá nhân trong thành phố lớn, dân cư đông đúc. Điều tôi mong ước là chúng ta có thể thực hiện việc này một cách triệt để. Tôi đã nhìn thấy và chịu đựng rất nhiều những hệ lụy của việc sử dụng xe cá nhân. Mặc khác, việc dùng xe máy còn khiến cho người Việt ngày càng lười vận động. Chỉ đi từ nhà ra đầu ngõ mà nhiều người cũꦰng đi xe máy, không đi bộ nổi. Người dân càng lúc càng thụ động,🀅 lười biếng, ngại vận động.
Trong những xóm lao động, hẻm nhỏ, tôi thấy người ta vẫn mang hết xe máy trong nhà ra hẻm để, không còn lối đi lại. Xung đột xảy ra giữa những cư dân trong xóm vì những chuyện ích kỷ, vô ý thức này rất không đáng có. Xe máy nhiều khiến tai nạn giao thông cũng ngày càng nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống tinh th🍌ần🐓 người dân. Kính mong chính quyền quyết liệt cấm xe máy và ôtô cá nhân trong thời gian tới. Từ đó, đem lại sự thông thoáng, an toàn trên hệ thống giao thông của Việt Nam".
>> 'Xe máy kín mặt đường vì Hà Nội phá vỡ quy hoạch'
Hiện nay, xe máy vẫn được coi là phương tiện giao thông chính ở Việt Nam. Với tổng dân số 98 triệu người đã có hơn 65 triệu xe máy được đăng ký, có nghĩa là cứ 3 người thì có 2 người sở hữu một chiếc xe máy vào năm 2020. Theo báo cáo Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) vừa công bố, chỉ trong ba tháng đầu năm 2022 đã có 753.571 xe máy được bán ra. So với cùng kỳ năm trước, mức doanh số này tăng 7,43%. Tính trung bình, mỗi ngày khách hàng Việt mua khoảng 8.467 xe máy các loại.
Khẳng định xe máy và thói quen lái xe tùy tiện của một bộ phận lớn người Việt là nguyên nhân gây ra sự hỗn loạn cho giao thông Việt Nam, bạn đọc Dương Thắng nhấn mạnh: "Không thể phủ nhận, với sự cơ động, vô cùng tiện lợi, dễ luồn lách... xe máy đã cho chúng ta tiến vào kỷ nguyên của ôtô. Hiện nay, xe máy vẫn là phương tiện hữu dụng của nhiều ngưꦡời, nhiều gia đình, nhất là ở vùng sâu, v✃ùng xa.
Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên để xe máy hoạt động ở những nơi tওhưa dân, cơ sở vật chất phù hợp với nó. Còn những đô thị, thành phố, nơi tập trung đông dân cư, các loại phương tiện khác nên từng bước thay thế dần xe máy để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Trước đây, chúng ta từng nghĩ tới nhiều biện pháp hạn chế xe máy như: phân làn đường riêng, quy định ngày giờ... nhưng tất cả đều thất bại cay đắng. Nguyên nhân là bởi sự hỗn loạn của các phương tiện cá nhân, mà chủ yếu là xe máy. Bởi chính cái tiện dụng, cơ động của nó nên người ta có thể leo lên vỉa hè; nối đuôi ꦗnhau vít ga vượt qua ngã ba, ngã ไtư dù đèn đỏ vẫn còn vài giây; ào ạt sang đường... Những hình ảnh đó đã trở thành nỗi khiếp sợ của những người chấp hành nghiêm túc luật giao thông.
Hãy kiên quyết từ bỏ xe máy ở những nơi đông người, mở thêm nhiều tuyến đi bộ để tạo thói quen cho người dân. Cứ làm đi và kiên q𝐆uyết làm tới cùng, tôi tin người Việt sẽ thu được những kết quả đáng giá. Dĩ nhiên, chúng ta cũng phải có bước đi thích hợp, và nó sẽ chỉ có lợi cho toàn xã hội mà thôi. Hy vọng, những cái 'ung nhọt' của giao thông Việt Nam sẽ sớm được giải quyết 🧸trong thập kỷ tới từ việc cấm xe máy".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.