Gần đây, câu chuyện giao thông tại Việt Nam lại nóng lên xung quanh cuộc tranh luận về giải pháp cho giao thông công cộng. Cũng từ đây, cuộc khẩu chiến giữa người đi ôtô và xe máy lại trở nên gay gắt. Người ta đặt ra câu hỏi, vậy ôtô hay xe máy mới là nguyên nhân gây tắc đường? Phải cấ🍒m xe máy hay hạn chế ôtô để giảm ùn tắc, tạo đất sống cho giao thông công cộng?
Cá nhân tôi cho rằng, chuyện đổ lỗi cho xe máy hay ôtô là nguyên nhân gây tắc đường rất nực cười. Tất nhiên, đứng trên góc độ ngư🅺ời đi ôtô, ai cũng nghĩ xe máy mới là thủ phạm của ùn tắc giao thông, vì thói quen đi lại tùy tiện, bất chấp luật lệ. Ngược lại, người đi xe máy lại ác cảm với cánh tài xế ôtô, cho rằng mình bị giành đường, là nhóm yếu thế nên mới buộc phải lấn làn, leo vỉa hè... Và rồi tranh cãi sẽ chẳng bao giờ đi đến hồi kết vì bên nào cũng có cái lý của mình. Đổ lỗi qua lại, rốt cuộc cũng chẳng giái quyết được bài toán giao thông đặt ra ở đây.
Ở Việt Nam, thật ra t🐬ài xế ôtô cũng đều là người từng đi xe máy. Và nói thẳng ra, cả người đi xe máy lẫn người lái ôtô đều có chung một tư duy lái xe tùy tiện như nhau. Chuyện phạm luật giao thông, vì thế cũng chẳng phải thói quen của riêng bên nào cả. Xe máy lấn làn, chạy ngược chiều, leo vỉa hè, vượt đèn đỏ, thì ôtô cũng có đủ những vi phạm như thế.
Tôi là một người đi xe máy, từng rất nhiều lần bức xúc khi bị cánh tài xế ôtô ép sát vào lề đường, thậm chí có lúc không có đường mà đi, phải ì ạch nhích từng mét phía sau năm chiếc ôtô dàn hàng ngang trên đường ba làn. Thế nhưng, cũng lúc đó, phía sau tôi, vài người đi xe máy bấm còi inh ỏi, cố tình huých vào đuôi xe của tôi, ra hiệu đi lên vỉa hè cho họ nhanh thoát tắ🍎c đường. Tôi không chịu và bỗng nhiên phải nhận một tràng lời lẽ chẳng mấy hay ho từ họ.
Một lần khác, tại một ngã tư dừng chờ đèn đỏ, khi giao thông đông đúc, tôi thấy một đoàn xe máy nối đuôi nhau vượt qua phía bên kia dải phân cách, đi sang phần đường ngược chiều để chen lên trước. Phía sau, vài chiếc ôtô cũng bám đuôi đi theo. Đường hai chiều nay thành một chiều. Cuối cùng, họ làm tắc luôn cả phía đường còn lại. Con phố từ ùn tắc thành kẹt cứng. Rõ ràng, ý thức giao thông ﷽của người lái ôtô và người đi xe máy cũng chẳng khác gì nhau.
>> 𝐆'Hạn chế ôtô trước khi nghĩ đến chuyện cấm xe máy'
Theo tôi, vấn đề cốt lõi ở đây là phải làm sao hạn chế được tối đa tình trạng vi phạm giao thông, bới đó mới làm mầm mống gây nên tắc đường. Mà giải pháp triệt để nhất, chắc chắc chỉ có thể là xử phạt vi phạm thật nghiêm minh. Nhưng thực tế, tính đếꦆn năm 2021, Hà Nội hiện có khoảng 7 triệu ôtô và xe máy cá nhân, trong khi con số ở TP HCM là 10🍎 triệu phương tiện, chưa kể phương tiện từ các tỉnh, thành khác cũng tham gia giao thông tại hai thành phố lớn nhất cả nước.
Rõ ràng, với số lượng phương tiện cá nhân lớn như vậy, dù có huy động toàn bộ lực lượng, căng mình hoạt động hết công suất, cảnh sát giao thông cũng không thể nào kiểm soát, phát hiện và xử phát hết tất cả các lỗi vi phạm của người tham gia giao thông. Kể cả kết hợp với việc xử phạt nguội thông qua hệ thống camera giao thông cũng là chuyện bất khả thi k﷽hi số lượng vi phạm mỗi ngày là không kể xiết. Vi phạm đã và đang diễn ra mọi lúc, mọi nơi, từ cao tốc đến𝓰 đường nội đô, từ trong ngõ ra ngoài đường lớn. Thế nên, cũng đừng đổ lỗi cho việc xử phạt vi phạm giao thông chưa quyết liệt.
Bạn cứ thử ra đường vào một khung giờ thấp điểm rồi quan sát xe cộ đi lại trên đường và đếm xe có bao nhiêu lỗi vi phạm trong vòng năm phút? Tôi từng thử trực tiếp khảo sát điều này tại con đường nhỏ (không phải giao lộ lớn) trước cửa nhà mình. Và các bạn có tin không, chỉ trong vòng hơn năm phút (vào khung giờ khoảng 14h), tôi đã đếm được ít nhất 30 lỗi vi phạm giao thông từ nhỏ đến lớn (đi n♋gược chiều, sang đường nơi có vạch liền, đi xe trên vỉa hè, vừa lái xe vừa nghe điện thoại, chở kẹp ba, không đội mũ bảo hiểm, rẽ không xi nhan, mở cửa xe không quan sát, đỗ ôtô trên vỉa hè...). Tức là, trung bình cứ 10 giây lại có một vi phạm xuất hiện trước cửa nhà tôi. Nhân lên với phạm vi cả nước, trong cả ngày, con số vi phạm giao thông ở Việt Nam thực sự không thể tính nổi.
Lỗi quá nhiều, phạt không xuể, vậy thử hỏi, còn cách nào để giải bài toán tắc đường ở Việt Nam? Chỉ có thể là hạn chế tối đa số phương tiện cá nhân (cả xe máy và ôtô) lưu thông trên đường, từng bước phát triển hệ thống giao thông công cộng để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân tại các thành phố lớn, và cuối cùng là kết hợp với việc tăng cường xử phạt các trường hợp vi phạm (khi số lượng phương tiện cá nhân đã được giảm đi đáng kể). 𝄹Đó mới là đáp án cho vấn đề giao thông gây nhức nhối cho người Việt suốt nhiều chục năm qua.
>> Đổ lỗi xe máy là nguyên nhân gây tắc đường
Vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là hạn chế xe cá nhân bằng cách nào? Tôi cho rằng, con đường đúng đắn nhất là cấm xe máy (vì số lượng quá nhiều), kết hợp với đánh thuế, thu phí thật cao với ôtô cá nhân vào nội đô để hạn chế phương tiện này. Nói cách khác, chúng ta phải giảm tối đa số lượng phương tiện cá nhân tại Việt Nam, bất kể là ôtô hay xe máy, bởi đó là tiền đề cho giao thông công cộng phát tr💮iển (nhu cầu của người dân tăng lên, đường phố rộng rãi, ít xung đột hơn), và giúp hoạt động xử lý vi phạm giao thông được triệt để hơn (khi số lượng phương tiện ít đi).
Tôi tin không người Việt nào muốn mãi chịu cảnh bí bách, nóng nực, hít khói bụi vì tắc đường. Những sẽ chẳng có giải pháp nào làm hài lòng tất cả mọi đối tượng. Cấm xe máy, hạn chế ôtô, chắc chắn không ít người sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều đến lợi ích cá nhân, nhưng nếu không làm thì cả đất ☂nước, mọi lĩnh vực sẽ phải gánh chịu hậu quả lâu dài. Thay đổi ban đầu luôn luôn khó, nhưng nếu nó là bắt buộc để tạo đà cho những phát triển trong tương lai thì tôi nghĩ nó hoàn toàn xứng đáng.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com