Hôm 3/6, trở lại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM tái khám và rút ống thông tiểu sau phẫu thuật 3 tuần, ông Luâ🥃n, ngụ An Giang, cho biết đã đi tiểu bình thường. Ông là cựu chiến binh, bị thương trong một trận tránh ở biên giới Tây Nam năm 18 tuổi, di chứng đi tiểu khó và ngày càng nặng, bàng quang luôn đầy nước, bụng căng phình nhưng đi tiểu phải rặn. Kinh tế gia đình khó khăn nên ông không điều trị.
Khoảng 3 tháng trước, ông bí tiểu, nhập viện được bác sĩ phẫu thuật nội soi xẻ lạ𓆏nh niệu đạo, sau một thời gian bệnh tái phát gây đau và đi tiểu khó hơn.
Ông đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám, thạc sĩ, bác sĩ Cao Vĩnh Duy, khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, cho biết niệu đạo hẹp nghiêm trọng, một đoạn dài khoảng 1 cm kích thước chỉ bằng cây kim. Nguyên nhân hẹp do vết thương trong quá khứ xơ hóa, dày lên theo thời gian, dần lấp kín lòng niệu🔜 đạ♉o.
Niệu đạo là đường thoát nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Tình trạng chít hẹp khiến nước tiểu khó thoát ra, dồn ứ tại bàng quang. Lượng nước 🦋tiểu từ thận đổ về bàng quang luôn lớn hơn nhiều lượng nước tiểu thải ra khỏi cơ thể khiến bàng quang đầy, căng tức khó chịu. Khi lượng nướ🐻c vượt quá sức chứa của bàng quang sẽ xảy ra hiện tượng rò rỉ nước tiểu không kiểm soát, gọi là són tiểu do tràn đầy.
Theo bác sĩ Duy, phẫu thuật tạo hình niệu đạo là phương án hiệu quả duy nhất. "Đây là tiêu chuẩn 'vàng' trong điều trị hẹp niệu đạo do loại bỏ hoàn toàn phần hẹ𝓀p, tỷ lệ♕ thành công sau phẫu thuật trên 90%", bác sĩ nói.
Ê kíp chọn phương pháp phẫu thu��ật cắt nối tận - tận, tức cắt đoạn hẹp và nối hai đầu niệu đạo bình thường lại với nhau. Tuy nhiên, đoạn hẹp nằm sâu, khó tiếp cận, bác sĩ phải sử dụng đường mổ đặc biệt, dạng chữ T ngược, tại tầng sinh môn (nằm giữa bìu và hậu môn) mới có thể bộc lộ đủ không gian phẫu thuật. Sau khi loại bỏ đoạn xơ hẹp,🙈 bác sĩ khâu nối hai đoạn niệu đạo.
Tạo hình niệu đạo xong, ê kíp mở bàng quang ra da. Một lỗ nhỏ được tạ😼o chính giữa xương mu để đặt ống thông dẫn vào bàng quang, dẫn lưu nước tiểu trực tiếp ra khỏi cơ thể, không cần đi qua niệu đạo. Điều này tạo điều kiện để vết thương phẫu thuật ở niệu đạo phục hồi, ngăn nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu. Ca tạo hình niệu đạo cho ông Luân hoàn thành sau 180 phút.
Mộtꦛ tuần sau khi xuất viện về nhà, ông không còn tiểu khó, són tiểu. Theo bác sĩ Duy, sau khi vết thương phục hồi, người bệnh có thể đi tiểu qua niệu đạo như bình thường, không cần mang túi nước tiểu bên cạnh.
Hẹp 𝔍niệu đạo thường gặp ở nam giới do cấu tạo niệu đạo dài 18-20 cm, gấp khoảng 5 lần niệu đạo nữ giới. Hẹp có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên niệu đạo, có thể có nhiều chỗ hẹp.
Ngoài chấn thương như trường hợp của ông Luân, hẹp niệu đạo có thể hình thành do mô sẹo sau phẫu th💃uật, viêm nhiễm, bệnh lây truyền qua đường tình ꦗdục, phì đại lành tính tuyến tiền liệt, khối ung thư chèn ép...
Hẹp niệu đạo có thể đ𒀰ược điều trị bằng các phương pháp như xẻ lạnh niệu đạo, nong hay đặt stent niệu đạo nhưng hiệu quả không cao như phẫu thuật tạo hình niệu đạo và dễ tái phát. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng sức khỏe, chất lượng sống người bệnh, gây nguy cơ hình thành sỏi thận, suy giảm chứcꦑ năng thận, nhiễm trùng thận, viêm mủ thận...
khuyến cáo nam giới tiểu khó, tiểu phải rặn lâu, tiểu lắt nhắt, nhất là người có tiền sử phẫu thuật qua niệu đạo, chấn thương ⛦dương vật hay tầng sinh môn, cần sớm đến bệnh viện khám, xác định nguyên nhân để điều trị phù hợp.
Thắng Vũ
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh tiết niệu tại đây để bác sĩ giải đáp |