30 năm trước, ông An, ngụ Tiền Giang, lái ghe gặp tai nạn, vùng dưới bìu bị va đập chảy nhiều máu. 5 năm qua ông đi tiểu không tự chủ, ban ngày đi tiểu ít nhất 5-6 lần, còn ban đêm hơ🦩n 10 lần, cảm giác rặn lâu, nước tiểu ra lắt nhắt không hết. Đi tiểu quá nhiều về đêm khiến ông không ngủ tròn giấc, mệt mỏi, không xuất tinh được nên ảnh hưởng sinh hoạt vợ chồng.
Ông đến nhiều bệnh viện khám nhưng không tìm ra nguyên nhân.🔯 Bác ཧsĩ cho biết tuyến tiền liệt và chức năng thận của ông đều bình thường.
Lần này ông đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám, bác sĩ phát hiện niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể) của người bệnh hẹp nặng. Nội soi và chụp X-quang niệu đạo bàng quang ngược dòng (UCR) ghi nhận tại niệu đạo hành (đoạn niệu đạo có cơ ಌhành xốp bao quanh) của người bệnh có một điểm hẹp nghiêm trọng, gần như bít kín hoàn toàn, đường kính chỉ vừa một cây kim (dưꦡới 1 mm), trong khi bình thường là 6-10 mm. Đo niệu dòng đồ cho thấy tốc độ dòng tiểu tối đa chỉ 1,5 ml/giây (bình thường 20-25 ml/giây).
Ngày 22/2, thạc sĩ, bác sĩ Cao Vĩnh D♊uy, khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, cho rằng ông An từng bị chấn thương tại tầng sinh môn (vị trí nằm giữa hậu môn và cơ quan sinh dục ở cả nam và nữ) làm tổn thương niệu đạo. Vết thương lành tạo thành mô sẹo xơ cứng, dày lên theo thời gian làm hẹp niệu đạo, khiến các triệu chứng rối loạn tiểu nặng dần.
Niệu đạo hẹp cản trở đường tống xuất nước tiểu và tinh dịch, khiến nam giới không chỉ gặp vấn đề rối loạn tiểu mà còn khó có con. Bác sĩ Duy chỉ định phẫu thuật tạo hình niệu đạo nhằm loại bỏ đoạn hẹp, khôi phục đường thoát nướ꧃c tiểu, tinh dịch cho người bệnh.
Kíp mổ rạch một đường khoảng 6 cm tại tầng sinh môn, dùng dụng cụ chuyên dụng để mở rộng vết mổ. Các bác sĩ bóc tách các tổ chức bao quanh để lộ vị trí xơ hẹp trên niệu đạo của 📖người bệnh. Sau khi mô sẹo được cắt lấy ra, kíp mổ khâu hai đoạn niệ🎐u đạo bình thường lại với nhau.
Sau Tết, ông An tái khám và rút ống thông tiểu. Hiện ông đi tiểu bình thường, ♏không còn phải rặn, chỉ ê nhẹ ở vết mổ khi ngồi lâu.
Hẹp niệu đạo là vấn đề tiết niệu không thường gặp, xuất hiện ở nam nhiều hơn nữ. Nguyên nhân có thể do chấn thươ🅘ng, nhiễm𓆏 trùng, di chứng của các phẫu thuật hay thủ thuật y tế qua đường niệu đạo. Nếu không điều trị, tình trạng này gây các triệu chứng rối loạn tiểu.
Nghiêm trọng hơn tắc nghẽn niệu đạo khiến nước tiểu dồn ứ, bàng quang căng phồng, gây đau đớn, cần cấp cứu (bí tiểu cấp tính). Nước tiểu có thể trào ngược từ bàng quang lên thận gây ứ nước trên thận, nguy cơ suy giảm chức năng thận, hình thành sỏi thận, nhiễm trùng thận. Ngoài ra, bít tắc niệu đạo cản trở đường phóng tinh, gây rối loạn cương d✱ương khiến phái mạnh khó, thậm chí không thể có con.
Tùy vào vị trí hẹp, chiều dài và mức độ hẹp, bác sĩ chọn phương án điều trị phù hợp. Theo bác sĩ Duy, phẫu thuật tạo hình niệu đạo là phương pháp điều trị hiệu quả. Đây là kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi b𝔍ác sĩ phẫu thuật giàu kinh ngh👍iệm, thực hiện đúng kỹ thuật, giúp xử lý hiệu quả tình trạng hẹp và tránh tái phát.
Bác sĩ Duy khuyến cáo nam giới bị tiểu khó, bí tiểu, , tiểu không hết, tia nướ🍎c tiểu yếu không rõ nguyên nhân; từng gặp chấn thương liên quan đến vùng chậu và tầng sinh môn cần đến bệnh viện khám, xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp.
Thắng Vũ
* Tên người bệnh đã được thay đổi
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh tiết niệu tại đây để bác sĩ giải đáp |