Ông Nguyễn Ngọc Y có tiền sử hẹp ống sống, tái phát bệnh sau chuyến bay từ Mỹ về Việt Nam. Hôm 30/10, BS𒁏.CKI Vũ Ngọc Bảo Quỳnh, khoa Cột sống, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh ♕TP HCM, cho biết ông Y hẹp nặng ở ống sống L3/L4 (vị trí đốt sống lưng thứ 3 và thứ 4), diện tích ống sống thu hẹp nhiều, còn 1/5 so với bình thường. Đây là tình trạng không gian bên trong ống sống thu hẹp, gây áp lực lên các rễ thần kinh, tủy sống đi qua cột sống. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như mất khả năng cân bằng, rối loạn cơ vòng gây tiêu tiểu không kiểm soát, liệt...
Bác sĩ đánh giá thoái hóa cột sống của người bệnh rất nghiêm trọng, đã hình t⛎hành các gai xương, cầu xương xơ hóa, vôi hóa dây chằng, gây chèn ép ống thần kinh và chùm đuôi ngựa.
Trong 2,5 giờ, bác sĩ đã loại bỏ các thành phần thoái hóa như gai xương, cầu xương, dây chằng vôi hóa, thay đĩa đệm, từ đó giải áp hoàn toàn ống sống cho ông Y. Bác sĩ Quỳnh cho biết 🃏các gai xương, cầu xương thoái hóa rất cứng. Để tránh nguy cơ tổn thương dây thần kinh, dẫn đến tai biến trong phẫu thuật, ê kíp sử dụng máy khoan mài cao tốc và dao cắt xương siêu âm loại bỏ các thành phần này.
Ngày đầu tiên sau mổ, ông Y có thể đứng lên 🌳đi lại nhẹ nhàng, các triệu chứng do chèn ép thần kinh như tê nhức, đau mỏi cải thiện đáng kể. Sau ba🧸 ngày, người bệnh có thể tự đi lại và xuất viện.
Theo bác sĩ Quỳnh, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở người trên 50 tuổi. Khi tiến triển, bệnh có thể gây tê bì, yếꦑu vụng tay chân, ảnh hưởng đến khả năng thăng bằng. Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, dày dây chằng, chấn thương cột sống... có thể dẫn đến hẹp ống sống. Bệnh có thể 🦂điều trị khỏi hoàn toàn, vì vậy người bệnh nên sớm đến bác sĩ khám nếu phát hiện triệu chứng, tránh biến chứng nguy hiểm.
Phi Hồng