Nước giúp vận chuyển dinh dưỡng và oxy cho tế bào nuôi dưỡng mọi hoạt động của cơ thể, loại bỏ vi khuẩn khỏi đường tiết niệu, ổn định huyết áp và ✤nhịp tim, có lợi cho bệnh xương khớp, điều chỉnh nhiệt độ, cân bằng điện giải... Nước góp phần giữ hoạt động của hệ tiêu hóa trơ♓n tru, phân hủy thức ăn sau bữa ăn, làm mềm phân, hỗ trợ tiêu hóa chất xơ.
Nước lạnh hay nước đá được ưa dùng vào những ngày nắng nóng mang đến cảm giác sảng khoái. Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết nước lạnh mang lại nhiều lợi ích như giúp t𓃲ỉnh táo, giải độc cơ thể, tăng cường sức khỏe làn da, thúc đẩy giảm cân, làm co mạch máu và giảm lưu lượng máu đến đầu, từ đó làm dịu các cơn đau đầu.
Uống nước lạnh trong khi tập thể thao còn cải thiện hiệu suất, tăng sức chịu đựng, uống sau tập luyện có tác dụng hạ nhiệt, hỗ trợ phục hồi cơ bắp. Tuy nhiên vẫn có các q💮uan điểm sai lầm cho rằng uống nước lạnh gây hại cho hệ tiêu hóa.
Nước lạnh cản trở tiêu hóa
Một số thông tin cho rằng nước lạnh làm co mạch máu gây cản trở hệ tiêu hóa. Bác sĩ Khanh cho biết không có bằng chứng khoa học chứng miౠnh quan điểm này. Nước lạnh hay nước ấm đều giúp phân hủy thức ăn, cả thực phẩm khó tiêu như đồ ăn nhanh, chiên rán, nhiều dầu mỡ.
Lầm tưởng thường gặp khác là uống nước trước và trong bữa ăn gây đầy hơi do nước làm loãng dịch tiêu hóa, cản trở phân hủy thức ăn, làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày. Thực tế, tốc độ dạ dày hấp thụ nước khá nhanh khoảng 20 phút, do đó bất kỳ sự pha loãng nào chỉ mang tính tạm thời. Cácꦐ enzyme bám vào các hạt thức ăn bất kể có sự hiện diện của nước hay không. Quá trình tiêu hóa vẫn diễn ra bình thường dù có uống thật nhiều nước. Uống nước trong bữa ăn, nhất là giai đoạn nhai và nuốt, giúp làm mềm thức ăn đưa xuống thực quản dễ dàng hơn.
Nước lạnh làm đau dạ dày
Một số người cảm thấy đau bụng sau khi uống ꦍnước lℱạnh nên nghĩ nhiệt độ nước chính là tác nhân. Bác sĩ Khanh lưu ý tình trạng này do nhiều nguyên nhân, như uống quá nhiều nước một lúc khiến dạ dày căng đầy nhanh chóng gây cảm giác tức bụng, khó chịu; uống quá nhanh nên hít vào nhiều không khí dẫn đến đầy hơi; uống nguồn nước không đảm bảo mang theo các vi khuẩn gây bệnh.
Người có bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày, liệt dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng ruột kích thích đều nhạy cảm và dễ bị kích thích hơn dẫn đến cảm giác khó chịu khi uống nước lạnh. Một số người dù không có bệnh lý song cơ địa nhạy cảm,🧔 nhiệt độ nước gâ🥀y kích ứng các tế bào thần kinh trong đường ruột dẫn tới "chuột rút" ở vùng bụng dưới.
Trường hợp uống nước lạnh và xuất hiện các triệu chứng trầm trọng như cơn đau kéo dài hàng giờ, đau dữ dội, ꦛcảm gi﷽ác nuốt nghẹn, đau hàng ngày... nên đi khám để được chẩn đoán bệnh lý cụ thể.
Uống nước lạnh sau bữa ăn gây ung thư
Quan điểm n🍌hiệt độ nước thấp làm đông tụ chất béo trong thực phẩm, lâu ngày các chất béo tích tụ trong ruột gây ra các rối loạn dẫn đến ung thư là sai lầm. Bất kể nước ấm hay lạnh thì khi đi vào cơ thể, nhiệt độ của nước và cơ thể hòa ꦐvới nhau.
Nước đá lạnh có thể gây hại cho cơ thể nếu uống không đúng cách, lạm dụng nước đá lạnh dẫn đến nhiệt độ vùng họng giảm, tạo điều kiện thuận lợi để virus gây bệnh đưꦫờng hô hấp🦂 phát triển.
Người bệnh hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm thanh quản, viêm phế quản... uống nước lạnh gây tổn thương niêm mạc họng, trầm trọng𒅌 thêm triệu chứng bệnh. Người đang cảm cúm, cảm lạnh uống nước lạnh khiến chấ🍸t nhầy trong mũi dày hơn, nghẹt mũi trở nặng.
Khi sử dụng nước lạnh, cần đảm bảo nguồn nước ♈hợp vệ sinh, đá cũng phải được làm từ nướꦡc đun sôi hoặc lọc sạch. Uống nước lạnh ở các thời điểm như tập thể dục hoặc vận động mạnh giúp cải thiện hiệu suất hoạt động, bù nước tốt hơn. Người có bệnh hô hấp nên tránh dùng nước đá. Mỗi người nên uống đủ lượng nước theo khuyến nghị, người lớn ít nhất hai lít mỗi ngày.
Ly Nguyễn
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa tại đây để bác sĩ giải đáp |