🌳Cảnh tượng gây ám ảnh nhất trong vụ giẫm đạp tại phố Itaewon, thủ đô Seoul của Hàn Quốc đêm 29/10 là khi những nhân viên y tế đầu tiên tiếp cận hiện trường. Họ bối rối tìm cách giải thoát những nạn nhân đang xếp chồng lên nhau thành 5-6 lớp giữa con hẻm rộng khoảng 4 m. Người bất tỉnh chen lẫn với số ít những người còn tỉnh táo đang cầu cứu, tay chân vắt qua và chèn chặt lên người nhau.
ꦡG. Keith Still, giảng viên Đại học Suffolk của Anh và là chuyên viên tư vấn cho cảnh sát Anh về kiểm soát đám đông, nhận định cảnh tượng này cho thấy "thủ phạm" gây nên thảm kịch tại Itaewon là hiện tượng "đám đông đè ép" (crowd crush).
ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚHiện tượng "đám đông đè ép" hay "đám đông nghiền nát", thường được truyền thông gọi một cách rộng rãi là "giẫm đạp" (stampede), xảy ra khi mật độ người tính trên diện tích quá lớn.
🌸Khi đám đông tập trung với mật độ 4-5 người trên một mét vuông trong không gian chật hẹp, cả khối người sẽ gây áp lực rất lớn lên mỗi cá nhân. Trong bối cảnh đó, mọi cử động nhỏ của từng người đều bị khuếch đại dần thành xô đẩy. Không gian càng hẹp và số lượng người tập trung càng lớn, sức ép tạo ra từ đám đông càng khủng khiếp.
🐷Sức ép đó có thể khiến đám đông tự ngã và đè lên chính họ, hoặc các cá nhân kẹt trong đó bị ép chặt đến mức không thể thở, đuối dần và ngã gục. Nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào nếu số lượng người tập trung trong cùng một khu vực vượt quá giới hạn an toàn.
Milad Haghani, giảng viên về kiểm soát đám đông và các biện pháp an toàn công cộng tại Đại học New South Wales của Australia, cho rằng yếu tố quyết định dẫn đến thảm kịch là mật độ người chạm ngưỡng báo động.
ꦇÔng đồng thời phản bác các quan điểm mang tính đổ lỗi cho nạn nhân, hay những chỉ trích rằng đám đông bị kích động và hoảng loạn dẫn đến giẫm đạp.
ও"Bất kỳ biến cố nào trong đám đông đều có thể lan tỏa mạnh trong bối cảnh đó, khiến người nối tiếp người ngã hàng loạt và dẫn đến thương vong. Hệ quả này không đòi hỏi xét đến yếu tố hành vi của đám đông", ông nói. "Bất kỳ ai kẹt bên trong đám đông đều không thể tự kiểm soát chuyển động của cơ thể vì họ bị đặt vào tình thế dồn ép. Đám đông trở thành một dòng chảy, xô đẩy họ đi các hướng".
ಞKeith Still cho rằng khi hiện tượng "đám đông đè ép" xảy ra, chỉ cần có người vấp ngã là đủ để châm ngòi "hiệu ứng domino" đối với những người khác. Yếu tố tâm lý hoảng loạn hay hành vi chen lấn xô đẩy không phải là nguyên nhân chủ yếu gây nên thảm kịch. Những phản ứng này xảy ra sau khi đám đông bắt đầu sụp đổ dây chuyền.
𝓡"Đám đông ngã chồng lên nhau theo một khối thống nhất. Nếu nạn nhân kẹt trong không gian đóng, họ không tài nào gượng dậy được nữa", Keith Still phân tích.
🌠Theo ông, khi rơi vào hoàn cảnh đó, các nạn nhân sẽ cố vùng vẫy để đứng dậy, nhưng cuối cùng tay chân đan vào nhau đến mức không thể cựa quậy được nữa. "Nạn nhân không chết vì hoảng loạn. Họ hoảng loạn vì nhận ra mình sắp chết", ông phân tích.
🐭Bộ trưởng Nội vụ Lee Sang-min xác nhận cảnh sát thành phố đã không tăng quân số đảm bảo an ninh tại khu phố. Chỉ 137 cảnh sát đã được triển khai túc trực tại Itaewon vào tối 29/10, trong khi khoảng 100.000 người đã đổ về đây, đồng nghĩa mỗi sĩ quan phải quản lý hơn 700 người.
Con hẻm꧟ bên cạnh khách sạn Hamilton, khu vực tập trung nhiều nạn nhân nhất, có địa hình hẹp và dốc. Hẻm dài khoảng 45 m và rộng khoảng 4 m, chỉ vừa đủ cho 5-6 người trưởng thành đi cùng một lúc. Diện tích con hẻm được ước tính hơn 188 m2.
🌊Mehdi Moussaid, chuyên gia về hành vi đám đông tại Viện Phát triển Con người Max Planck ở Đức, cho rằng mật độ đám đông trong con hẻm vào lúc cao điểm khoảng 8-10 người/m2, vượt ngưỡng báo động của hiện tượng "đám đông đè ép".
🐠"Với mật độ này, không bất ngờ khi có người bất tỉnh. Họ bị chèn quá chặt đến mức không thở được. Tình trạng đó tiếp diễn khiến một lượng lớn nạn nhân trong cùng khu vực không có đủ oxy và ngất đi hàng loạt, sao đó lần lượt tử vong", Moussaid phân tích.
ไThảm kịch tại Itaewon khiến ít nhất 154 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương, trong đó 37 trường hợp đang nguy kịch. Theo Moussaid, số thương vong của thảm kịch rất nghiêm trọng nhưng "không bất thường" so với các thảm kịch từng xảy ra hiện tượng đám đông đè ép.
Ông nhắc lại thảm họa tương tự khi người hành hương Hồi giáo tập trung tại thánh địa Mecca🐈 năm 2015. Theo số liệu của Arab Saudi, hơn 700 người tử vong do ngạt thở và giẫm đạp, trong khi giới chuyên gia ước tính con số thực tế có thể hơn 2.000 người.
🌳"Dòng người" trong sự kiện 7 năm trước ở Mecca chỉ có một hướng di chuyển, có hệ thống phân luồng bằng đường một chiều, song vẫn không tránh khỏi thảm kịch khi lượng tín đồ lên đến hàng triệu người.
ꦇTình huống ở Itaewon đêm 29/10 phức tạp hơn khi có 2-3 "dòng chảy người" cùng đổ vào con hẻm tử thần. Đám đông không được kiểm soát vì tình huống tập trung đông người mang tính tự phát, thúc đẩy bởi những hoạt động vui chơi đơn lẻ, khác với những sự kiện có bán vé vào cổng kiểm soát.
💜Moussaid cũng cho rằng số lượng cảnh sát hiện diện tại Itaewon hôm 29/10 không mang tính quyết định đến khả năng ngăn thảm kịch xảy ra. Yếu tố có thể thay đổi kết cục đau thương là lên kế hoạch, lường trước các sự kiện có thể xảy ra trong đêm đó. Giới chức thành phố đáng lẽ cần biết trước bao nhiêu người sẽ đổ về khu vực, hướng di chuyển của họ ra sao và lập phương án kiểm soát đi lại.
🐬"Khi số người tập trung quá lớn, có thêm cảnh sát cũng không giải quyết được gì. Chìa khóa là bước lập kế hoạch", ông nói.
♎Hong Ki-hyun, Cục trưởng Cục Quản lý Trật tự Công cộng thuộc Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc, ngày 31/10 thừa nhận các cơ quan tham mưu tại Seoul đã không dự liệu chính xác lượng người đổ về phố Itaewon trong dịp lễ hội Halloween năm nay.
🍌"Những thảm kịch này sẽ tiếp tục xảy ra chừng nào chúng ta còn lơ là áp dụng các quy trình kiểm soát đám đông mang tính đón đầu, đủ khả năng phát hiện nhanh chóng và ngăn chặn hiện tượng đám đông đè ép do mật độ tập trung người quá cao", Martyn Amos, chuyên gia về khoa học đám đông thuộc Đại học Northumbria của Anh, nói.
Thanh Danh (Theo WP, Yonhap, AP)