Nhữ𓂃ng nhân viên an ninh luôn bất ngờ khi mở hộ chiếu của Shona và thấy dòng chữ: "Người sở hữu hộ chiếu này được sinh ra trên máy bay".Cô là một thành viên trong cộng đồng nhỏ của những người chào thế giới theo một cách ấn tượng nhất.
Vào năm 1990, Debbie Owen, người mẹ đang mang bầu Shona nặng nề, đi cùng một cô con gái 4 tuổi Claire, lên chuyến bay của British Airwa🍰ys từ Ghana - nơi bà công tác - đến London, Anh. Bất ngờ, Debbie lâm bồn. Tiếp viên lập tức chuyển bà lên khoang hạng nhất, nơi toàn bộ hà⭕nh khách khác được yêu cầu chuyển chỗ. Tổ bay gọi loa thông báo tìm kiếm bất kỳ ai có nghiệp vụ y trên máy bay.
Debbie đã gặp may. Wym Bakker, một bác sĩ người Hà Lan từng giúp đỡ những sản phụ sinh con ngoà𝔉i tự nhiên tại Ghana, có mặt trên chuyến bay đó. Sợ rằng bị bỏ lại một mình với em bé sơ sinh và con gái Claire - nếu máy bay buộc phải hạ cánh tại châu Phi - Debbie cố hết sức để nín nhịn những cơn đau cho đến khi tới không phận châu Âu.
Đến khi máy bay tiếp cận phi trường Gatwick tại London✃, tiếng nhạc êm dịu vang lên trên cabin, bác sĩ và cả phi hành đoàn chờ đón Shꦿona Kirsty Yves - viết tắt là SKY (bầu trời), chào đời. Danh sách hành khách của chuyến bay tăng thêm một.
"Tôi luôn kể về câu chuyện mình được sinh ra để đi đây đi đó, bởi hiện tôi cũng làm trong ngành du lịch", Shona, người đang làm trưởng phòng marketing 🍬online cho một công ty tour sang trọng, cho hay. "Đó là một điều thú vị để mở đầu cuộc trò chuyện với ai đó".
Cộng đồng những người sinh ra trên trời
Hoàn cảnh chào đời cũng tạo hứng thú cho Shona, khi cô quyết định tập trung vào chủ đề này cho bài luận bảo vệ bằng thạc sĩ tại Đại học Goldsmiths, London. "Khi kể chuyện, tôi luôn tự hỏi điều này hiếm xảy ra đến mức nào? Hay có bao nhiêu đứa trẻ chào đời trên một chiếc máy bay? Và tôi không có câu trả lời. Vì vậy khi học thạc sĩ, tôi nghĩ 𝓰đó là một cơ hội để dành 6 tháng nghiên cứu xem có bao nhiêu người như tôi", cô tâm sự.
Shona bất ngờ khi đọc mọi tin tức hay trò chuyện với một người khác cũng được ra đời trên máy bay. "Mẹ tôi đã gặp một người phụ nữ khác từng sinh con trên máy bay, hay tôi cũng từng nói chuyện với những phi công để tìm hiểu thêm. Điều đó dần tạo nên mộ꧅t cộng đồng những người sinh ra trên trời", cô kể.
Shona còn liên hệ♎ với Debs Lowther, một bà mẹ khác sinh con trai Jonathan 4 tháng trước khi cô chào đời. Bà Debs cũng lâm 💝bồn trên một chuyến bay của British Airways trong hoàn cảnh tương tự khi bay về Anh từ Malawi.
Phần lớn hãng bay không lưu lại thông tin về những ca sinh nở trên không, do đó khó có thể tổng hợp dữ liệu. Nhưng câu chuyện của Shona vẫn hiếm có, bởi các hãng hàng không đều có quy định an toàn 🔥dành cho phụ nữ và trẻ em. Quy định cụ thể khác nhau, song phần lớn hãng bay đều không cho phép phụ nữ có thai 36 tuần lên máy bay. Những thai phụ từ 28 tuần trở lên đều phải xuất trình lá thư của bác sĩ hoặc nữ hộ sinh ký xác nhận ngày dự sinh. Dù vậy, những ca sinh nở trên không vẫn xảy ra.
Vào tháng 5/2015, Ada Guan và Wes Branch đang bay từ Calgary (Canada) đến Tokyo (Nhật Bản) thì Ada trở dạ trên Thái Bình Dương. Đó là một bất ngờ lớn bởi Ada không hề biết mình mang bầu. Nhận thấy cân nặng tăng bất thường, cô đã đi khám trước khi quyết định sang Nhật Bản nghỉ dưỡng và que thử thai còn cho kết quả âm tính. Rất nhiều bác sĩ trên máy bay đề ꦇnghị giúp đỡ Ada, và đứa trẻ mang tên Chloe, chào đời trước khi máy bay hạ cánh.
Quốc tịch trên không
Một t🐷rong những vấn đề nảy sinh trong các trường ⛄hợp trẻ sơ sinh chào đời trên không chính là quốc tịch. Vào tháng 10/2015, một sản phụ bay từ Đài Bắc đến Los Angeles thì trở dạ khi hành trình bay được 6 tiếng. Cuối cùng, một bé gái chào đời với sự giúp đỡ của một bác sĩ có mặt trên máy bay.
Sau đó, bà mẹ trên bị chỉ trích thậm tệ tại Đài Loan, bởi tin đồn rằng người phụ nữ này có chủ đích sinh đẻ tại Mỹ để con mang quốc tịch Mỹ. Luật quốc tịch phụ thuộc vào từng quốc gia. Ví dụ, quốc tịch không tự động được cấp cho những người sinh ra tại Anh. Còn tại Mỹ, ngay cả khi một đứa trẻ được sinh ra trên hải phận hay không phận Mỹ đều là một công dân Mỹ từ khi chào đời, theo jus soli - quyền về q🦹uốc tịch hoặc công dân của bất kỳ ai sinh 🧸ra trên lãnh thổ của một quốc gia.
Bay miễn phí trọn đời?
Có lẽ tin đồn phổ biến nhất về những người ra đời trên máy bay chính là phần thưởng bay miễn phí trọn đời. Đáng tiếc, đó vẫn còn là một bí ẩn. Vài hãng bay từng có chính sách như vậy là Thai Airways, Asia Pacific Airlines, AirAsia và Polar Airlines. Virgin Atlantic chỉ tặ🐻ng cho một em bé những chuyến bay miễn phí đến năm 21 tuổi.
Trong khi đó, Shona, từng nhận ghế hạng ☂nhất cho hai chuyến bay đến Australia vào sinh nhật thứ 18, để cô đến t💛hăm bà. Hình ảnh của cô sau đó được sử dụng trong một chiến dịch quảng cáo của hãng.
Khi được hỏi về chính sách bay miễn phí trọn đời, Shona꧃ cho rằng: "Điều đó cũng rất tuyệt, nhưng xét từ góc độ của một hãng hàng không, những ca sinh nở trên máy bay khá nguy hiểm và không phải điều tuyệt vời để ăn mừng".
Song n♍ếu hãng có thiện chí hào phóng, Shona quả quyết rằng những bà mẹ mới chính là đối tượng hưởng ưu đãi, thay vì các em bé. "Mẹ tôi là người trải qua tất cả khó khăn, nguy hiểm để sinh ra tôi, nên có lẽ bà ấy sẽ là người nhận những chuyến bay miễn phí chứ không phải tôi", cô nhận định.
Bảo Ngọc (Theo CNN)