Thạc sĩ, bác sĩ Lã Quý Hương, khoa Hô hấp BVĐK Tâm Anh Hà Nội, cho biết đầu mùa đông, thời tiết chưa quá lạnh nhưng vẫn ghi nhận nhiều trường hợp đến khám với triệu chứng khó thở về đêm và gần sáng. Điển hình là bệnh n🌼hân nam 60 tuổi, có tiền sử hen suyễn lâu năm, đến BVĐK Tâm Anh Hà Nội khám do đêm nào cũng thức giấc đột ngột do khó thở, ho nhiều, phải xịt thuốc giãn phế quản để cắt cơn. Sau khi khai thác bệnh sử, làm một số thăm dò chẩn đoán, bác sĩ Hương chẩn đoán bệnh nhân bị hen phế quản và kê thuốc ngừa hen, thuốc dùng khi có cơn khó thở. Tái khám sau một tháng,ꦰ bệnh nhân cho biết không còn khó thở, tức ngực, có thể ngủ trọn giấc tới sáng.
Bác sĩ Hương cho biết khó thở về đêm hoặc gần sáng đa 🌟phần liên quan🐼 đến hen suyễn. Bệnh lý này gây tắc nghẽn đường thở, dễ khởi phát khi thay đổi thời tiết và một số thời điểm nhất định trong ngày: ban đêm, gần sáng, sau khi tập thể dục, sau khi đi ngoài trời lạnh...
Có nhiều nguyên nhân khiến cơn hen cấp tính xảy ra về đêm. Thứ nhất, khi ngủ đ🌳ường thở có xu hướng bị hẹp lại hơn bình thường khiến hen dễ nặng lên, đặc biệt ở người có hội chứng ngưnꦗg thở khi ngủ, bệnh nhân thừa cân, cổ ngắn... Thứ hai, ban đêm cơ thể tiết hormone epinephrine ít hơn, đây là một loại hormone làm giãn đường thở giúp giảm khó thở.
Thứ ba, bệnh lý t☂rào ngược dạ dày thực quản có xu hướng nặng lên về ban đêm có thể khiến người bệnh ho nhiều, khởi phát hen suyễn.
Nguyên nhân khác bao gồm các yếu tố gây kích ứng đường thở như hút🅘 thuốc, mạt bụi trong phòng ngủ, không khí lạnh về đêm... Ngoài ra những người không tuân thủ dùng 𓆉thuốc ngừa hen theo chỉ định của bác sĩ cũng dễ gặp cơn hen cấp tính về đêm hơn.
Ngoài hen suyễn, ho và kh😼ó thở về đêm còn có thể do các bệnh lý hô hấp khác꧟ như:
Ho gà: Đây là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng ở cả trẻ em và người lớn, triệu chứng điển hình là những cơn ho dữ𒈔 dội hoặc kiểu co thắt. Cơn ho thường kết thúc bằng tiếng thở r🌼ít, âm sắc cao, như tiếng gà.
COPD: Bệnh lý này có triệu chứng khá🐼 giống với hen suyễn. Khó thở thường kèm theo tức ngực, đờm nhầy trong cổ họng, khạc đờm thường có màu trắng vào buổi sáng. Bệnh thường gặp ở người hút thuốc lá, tiếp xúc với khói bụi và không khí độc hại.
Viêm phổi:🃏 Bệnh lý này là tình trạng viêm của nhu mô phổi với các triệu chứng chính là ho thường là ho đờm đục, xanh, vàng, kèm theo sốt, có thể có đau ngực, khó thở.
Viêm phế quản mạn tính: Bệnh gây khó thở, tức ngực, thở khò khè, ho khạc ಌđờm cả ngày nhưng nhiều nhất vào buổiꦅ sáng. Viêm phế quản mãn tính là tình trạng có thể gặp trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.
T♑heo bác sĩ Hương, nhìn chung các bệnh lý này có triệu chứng khá giống nhau, do đó để chẩn đoán phân biệt chính xác cần thực hiện thêm các thăm dò chức năng hô hấp, chụp X-qua꧑ng phổi tùy vào chỉ định của bác sĩ.
Để hạn chế những cơn khó thở về đêm, bác sĩ Hương khuyên người bệnh nên thăm khám tại bệnh viện có chuyên khoa Hô hấp để được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị phù hợp. Người đang hút thuốc cần bỏ càng sớm càng tốt, duy trì cân nặng hợp lý. Môi trường trong nhà, phòng ngủ nên giữ sạch sẽ, hạn chế bụi, đảm bảo nhiệt độ phòng tốt nhất trong khoảng 26-32 độ C, độ ẩm từ 30-60%. Người có vấn đề về hô hấp đặc biệt là hen♑ phế qܫuản nên tránh nuôi động vật như chó, mèo, chim trong nhà.
Riêng bệnh nhân hen suyễn, luôn phải mang theo thuốc cắt cơn hen (như albuter✱ol hoặc formoterol) trong tầm tay để sử dụng ngay khi cơn hen phế quản xảy ra. Cách dùng là xịt thuốc 1-2 lần, sau 15-20 phút nếu tình trạng khó thở còn tiếp diễn thì tiếp tục xịt thêm 2-3 lần. Nếu sau đó tình trạng khó thở vẫn không được kiểm soát, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất ꦑđể được chăm sóc, điều trị kịp thời.
Hoài Phạm