Khoảng thời gian ấy, bà tôi lo xếp lại mấy lọ dưa chua, hũ mắm kiệu, mắt "nghía" từng tàu lá chuối xanh ngoài vườn để dành Tết gói bánh chưng, bánh tét. Lúc nào cũng nghe bà rì rầm một mình hôm nay đi chợ lại quên mua cái này, ngày mai đi chợ nhớ mua thứ kia... Thậm chí, lời rì rầm t🐭heo bà vào cả bữa ăn, giấc n൩gủ.
Buổi sáng sớm, ông tôi mang những chiếc lư đồng ra bờ giếng, dùng miếng xơ mướp chặm tro bếp, cặm cụi chà từng chút cho đến khi bóng loáng. Nhà cửa được dọn dẹp, quét tước gọn gàng, ngăn nắp, mọi thứ cứ sáng lên, sạch như ly. Dọn xong trong nhà thì ra đến ngoài vườn, ngoài ngõ. Hàng rào chè tàu nối từ sân ra ngõ sau những đợt mưa dầm cuối năm vươn nhánh lòa xòa một cách tự do, được ông cẩn thận cắt tỉa thẳng băng theo nếp cũ. Trong lúc ông bận bịu với đám chè tàu, bà tay cắp chiếc👍 mủng, tay cầm chiếc chổi xương phụ giúp ông nhổ sạch đám cỏ dại mọc lan man dọc lối đi. Cỏ, rác, lá khô... sau khi quét dọn, bà gom thành đống ở cuối góc vườn. Mượn ông cái hộp quẹt, bà điꦗ tìm nắm lá dừa khô làm mồi, sau đó châm lửa. Bà bảo, rác của năm cũ không nên lưu cữu...
Bao nă♕m rồi, ký ức cứ mãi đau đáu hình ảnh ngày cuối đông mưa phùn se sắt, bà ngồi gửi khói về trời. Ngọn lửa gói trong lá khô âm ẩm, cháy khó nhọc giữa đống cỏ và lá tươi, xộc ra toàn khói. Khói trắng rưng rức hương vị thơm nồng, ngai ngái, đẫm vào người, tỏa khắp vườn, rồi se sẽ bay lên trời cao như gửi hết những nhọc nhằn, lo toan năm cũ...
Trong khoảng thời gian đợi Tết, bọn trẻ con chúng tôi cùng chơi trò đếm ngược thời gian hôm nay còn bảy ngày nữa là đến Tết. Ngày mai gặp nhau lại bảo hôm nay còn sáu ngày nữa là đến Tết. Cả bọn thi nhau khoe nhà mình đã chuẩn bị được những gì cho Tết. Ngày Tết đối với trẻ con nhà quê quanh năm nghèo tú💦ng, vất vả là được ăn ngon, mặc đồ đẹp, được người lớn lì xì những đồng tiền mới cáu. Tết đến trong sự chờ đợi, háo hức, đôi khi len lỏi vào cả trong từng giấc mơ với nụ cười khanh khách giữa khuya...
Thời gian chậm chạp trôi. Cảm giác chờ đợi chẳng khác nào đang vội mà phải đứng nhìn thời gian như người già run run nhấc chân bước qua bậu cửa. Nhưng là với bọn trẻ con chúng tôi thôi, còn người lớn thì tất bật với công việc lo Tết. Bếp nhà không ngừng🌱 đỏ lửa, mẹ và bà không lúc nào ngơi tay với những món bánh mứt. Còn nhớ khi ấy cả xóm chỉ có nhà dì ba có chiếc khuôn bánh thuẫn bằng gang, dì phải lên lịch từ rằm cho chiếc khuôn bánh của mình đi làm "nghĩa vụ" khắp xóm.
Rồi cái ngày mong đợi ấy cũng đến. Ngà♉y ba mươi Tết. Ngày cuối cùng của năm cũ với bao nhiêu tất bật, rộn ràng. Sáng sớm, bà và mẹ thức dậy gói bánh chưng, bánh tét. Tết ở quê, dù nhà giàu, nhà nghèo, phong vị Tết mỗi nhà mỗi khác nhưng không thể thiếu thứ bánh truyền thống đã ăn sâu vào tâm thức người Việt. Nếp, đậu xanh, thịt mỡ quyện nhau trong bọc lá chuối xanh. Thiếu nó, coi như thiếu hẳn phong vị ngày Tết.
Nhóm bếp, xếp bánh vào nồi, mẹ và bà đi chợ phiên mua những thứ còn thiếu cuối cùng cho một cái Tết. Tôi ở nhà có nhiệ🐬m vụ trông chừng lửa nồi bánh chưng, khi nào thấy nước cạn lại múc thêm gáo nước chêm vào. Ông tôi cắp rổ sang nhà hàng xóm chia thịt heo. Thường ở quê, ngày Tết, hai, ba nhà "ăn đụng" với nhau một con heo. Đấy là giống heo cỏ, thả nuôi từ hồi giêng hai, lớn lên bằng rau cám vườn nhà, thịt chắc, đậm, kh🎐ông ngán ngấy. Hàng xóm, ai thích "ăn đụng" thì "dấm" với nhau từ trước. Tiền bạc cũng không phải vội trả theo kiểu "tiền trao cháo múc" như mua ngoài chợ. Có thì trả, chưa có thì thong thả ra giêng. Cái chính là tình cảm xóm giềng, giúp đỡ nhau cùng vui vầy đón Tết.
Nghe tiếng heo kêu eng éc, không hẹn mà rằng, đám trẻ con chúng tôi lau nhau bu tới. Cả đám đứng ngó nghiêng bàn luận, chỉ trỏ, lăng xăng phụ những việc không tên gọi là "nịnh nọt" để khi làm thịt heo, người lớn ném cho cái bóng bóng. Bong bóng là cái bọng đái heo, chúng tôi đem chà với muối trên nền xi măng cho mỏng đi rồi dùng bơm xe đạp bơm hơi vào. Quả bóng của đám trẻ con nhà quê là vậy, nhưng nó luôn đo🌸ng đầy niềm lạc quan qua tiếng hò reo đến khản giọng...
Chiều ba mươi Tết, từ thành phố, ba tôi thu xếp việc cơ quan, đáp chuyến xe đò cuối cùng trong ngày để kịp về nhà ăn Tết cùng gia đình. Vừa nghe tiếng xe đò dừng lại, tôi đã vội vàng phóng ra tận ngõ. Lòng đầy niềm vui xen lẫn tự hào với lũ bạn trong xóm vì nhà mình có nhiềꦗu quà thành phố. Sau đó lại xăng xái nhận nhiệm vụ mang quà sang biếu bà con lối xóm. Khi mọi việc đã hoàn tất thì cả nhà cùng sửa lễ cúng tất niên. Bên bàn thờ gia tiên, ông tôi lầm rầm khấn vái, mời ông bà tổ tiên "về ăn Tết" cùng con cháu, cầu mong một năm mới vui vẻ, an lành.
Buổi tối, căn nhà cũ leo lét ánh đèn🐎 dầu nhưng ấm sực mùi nhang trầm. Trên bàn thờ gia tiên, khói hương nghi ngút, bên chiếc bàn nước làm bằng gỗ mít cũ kỹ, cả gia đình chúng tôi ngồi tề tựu bên nhau. Mọi người cùng thưởng thức bánh mứt, trò chuyện rôm rả, cùng chờ đợi phút giao thừa thiêng liêng, khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Không khí sum họp, ấm cúng làm cho lòng người trở nên rộn ràng, ﷽háo hức. Tết, sao mà thiêng liêng đến thế...
Men theo những kỷ niệm êm đềm ấy, tôi lớn lên, trưởng thành cùng những ước mơ của mình. Càng thêm tuổi thì ngày tháng cũ càng🅰 lùi xa. Càng đi thì quê nhà càng xa ngái. Mỗi năm Tết đến, Xuân về, lòng cứ quay quắt theo miền ký ức cũ.
Bồi hồi và nỗi nhớ mênh mang...
Từ ngày 15/1 đến hết 1/3, độc giả VnExpress có thể tham gia cuộc thi "Tết và tuổi thơ" để chia sẻ những cảm xúc, kỷ niệm ngày Tết bé thơ đầm ấm bên gia đình. Độc giả bấm vào đây để tham gia. |
MT