Bà Dương Thị🦹 Kim Cúc (Trà Vinh) đau khớp háng hơn 4 năm nay, nhất là khi hoạt động nhiều hoặc thay đổi thời tiết. Bà khám ở 10 bệnh viện, bác sĩ đều đề nghị thay khớp háng nhưng bà không đồng ý do lo ngại biến chứng sau phẫu thuật.
Ngày 1/11, ThS.BS.CKI Mai Hoàng Dương, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết bà Cúc bị hoại tử chỏm xương đùi bên phải, là tình trạng thoái hóa xương, đặc trưng bởi sựꦏ chết đi của các tế bào xương do thiếu máu nuôi. Nếu không c😼an thiệp kịp thời, người bệnh nguy cơ tàn phế rất cao.
Khớp háng gồm hai thành phần chính là ổ cối và chỏm xương đùi. Ổ cối có hình dạng như cá✤i chén, nằm bên trong xương chậu, ôm lấy chỏm xương đùi. Bệnh của bà Cúc đã phát triển đến giai đoạn 4 (nghiêm trọng nhất), gây thoái hóa khớp thứ phát, biến dạng khớp, khối cơ co rút nhiều, độ dài hai chân lệch nhau 3 cm. Ổ cối bằng phẳng như chiếc dĩa, mất hoàn toàn hình dáng ban đầu.
Người bệnh được chỉ định thay khớp háng nhân tạo. Trước khi phẫu thuật, bác sĩ phải xác định lại tâm ổ cối, tái tạo ổ cối đã biến dạng. Người bệnh được thay khớp háng bằng đường mổ lối trước, không cắt cơ, giúp phục hồi nhanh, ít nguy cơ trật khớp sau phẫu thuật. Trong quá trình th♏ực hiện, ngườ🐼i bệnh được đặt nằm ngửa để kiểm soát chiều dài của hai chân, giải quyết tình trạng chân cao chân thấp.
Bác sĩ Dương sử dụng kỹ thuật đóng ổ cối kiểu Pressfit (ổ cối, chuôi xương đùi và xương vỏ chịu trọng lượng củaꦉ khớp nhân tạo được gắn chặt vào nhau và không có chuyển động vi mô), không cần bắt vít. Điều này giúp bảo tồn tối đa tổ chức xương và các mô lành, hạn chế tình trạng bào mòn, tiêu xương quanh các cấu phần khớp, tăng tuổi thọ khớp nhân tạo.
Ngày đầu sau phẫu thuật, bà Cúc có thể đi lại nhẹ nhàng, không còn đau nhức khớp háng, hai chân bằng nhau, bước đi dễ dàng và vững vàng hơn. Khi tình trạng ổn định, người bệnh có thể thực hiện các động tác ꩲco duỗi, nâng g🃏iạng chân, ngồi xổm, vắt chéo chân...
Bác sĩ Dương cho biết tại Bệnh viện Tâm Anh, là một trong những nguyên nhân phổ biến buộc người bệnh phải thay khớp háng. Tuy nhiên, không phải trường hợp hoại tử chỏm xương đùi nào cũng phải thay khớp. Nếu được phát hiện kịp thời, người bệnh có thể điều trị bảo tồn bằng thuốc kết hợp thay đổi lối sống. Do đó, người bệnh nên sớm đi khám nếu có các dấu hiệu🍬 như đau nhức khớp háng ngày càng nghiêm trọng, nhất là khi có áp lực tác động lên xương; hạn chế💦 tầm vận động, gặp khó khăn khi thực hiện các động tác xoay trong, xoay ngoài, dạng hoặc khép háng...
Phi Hồng