Lạm bàn về câu chuyện học thêm, tôi xin kể cho các bạn nghe về trường hợp của mình. Hồi trước, lúc còn học cấp hai, ba, bạn bè tôi thường hay rủ nhau đi học thêm: "Học thầy dạy Toán bên chuyên không mày?"; "học Lý cô A không mày?". Và rồi nguyên năm, suốt tháng, chúng tôi chỉ cóꦇ học với học. Suốt cả mùa hè, chúng tôi cũng bị bắt đi học thêm, thực ra là học trước chương trình năm mới. Nếu ai không học thêm sẽ bị thầy cô gây khó dễ. Ngược lại, những đứa học thêm đềuꦫ lúc nào cũng được điểm 9 trở lên.
Đến năm lớp 12, lúc chuẩn bị thi Đại học, tôi thậm chí đi học từ sáng đến tối muộn: sáng đi học trên lớp, trưa đi học thêm, tối lại lên trường chuyên học tiếp, về nhà lại phải cày bài tập đến đêm. Cứ thế, tôi sút gần 5 kg cũng vì học thêm. Chưa kể, bố mẹ tôi ở Việt Nam cũng có tư duy kiểu lạc hậu, áp đặt lên con cái. Họ hay so sánh tôi với con nhà người ta, bắt tôi phải học thầy này, cô kia, lúc nào cũng phải được điểm 9, 10. Nếu tôi có kết quả học tập không tốt như kỳ vọng, sẽ lập tức bị mắng chửi thậm tệ.
Tôi cho rằng, giáo dục Việt Nam nên thay đổi tư tưởng ngay từ bây giờ, đặc biệt là các vị phụ huynh cần ngưng so sánh con mình, mở rộng tư🐲 duy giáo dục con trẻ, không nhất thiết lúc nào cũng phải dựa dẫm vào điểm số để đánh giá, tạo điều kiện cho con phát triển những kỹ năng mà mềm mà xã hội rất cần như: thuyết trình, giao tiếp, tự tin trước đám đông, phản biện...; phát triển những môn năng khiếu như: nhiếp ảnh, kinh doanh, nhảy, võ thuật...
>> 'Cả lớp đỗ trường chuyên, học thêm như nhiệm vụ'
Tôi tốt nghiệp ngành IT, nhưng ra trường lại làm về Marketing, làm tự do Content Creator (sáng tạo nội dung) - một công việc hoàn toàn không liên quan tới ngành mình học. Nhưng những kỹ năng mềm ứng dụng trong mọi công việc như kỹ năng quản lý thời gian, phản biện, 🌸thuyết trình, lẽ ra phải được dạy khi còn👍 ở trên ghế nhà trường từ hồi cấp hai, ba, thì tôi lại không được chuẩn bị.
Giáo dục xưa có câu "Tiên học lễ🌟, hậu học văn". Tức là, trước khi học về chuyên môn (Văn, Toán) thì phải♏ học cách làm người trước đã. Ngoài ra, còn học về tình yêu thương động vật, thiên nhiên, rồi đi đứng văn hóa giao thông, lễ phép với ông bà (dẹp bỏ mấy tư tưởng lạc hậu)... Mấy cái đó bắt buộc phải dạy cho con trẻ từ lúc còn rất nhỏ, thậm chí ngay cả việc học cách sinh tồn cũng phải học.
Dần dần sau này, chúng ta mới cho các con học về tiền bạc, cách kiếm tiền, cách quý trọng đồng tiền, tránh việc chi tiêu lãng phí... Đó là tạo cái nền vững chắc cho con trẻ - là kiếm tiền để thoát nghèo. Còn những kiến thức như tích phân, đạo hàm... chỉ nên dạy cho các em có thiên hướng các môn khoa học. Ai theo ngành nào, áp dụng nhiều kiến thức trong lĩnh vực nào🌊 thì cứ đào sâu các môn đó. Nhưng trước hết, giáo dục phải dạy học sinh cách làm người tử tế như tôi đã nói ở trên.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.