Lúc trước ở Việt Nam, con trai tôi học lớp 1, tôi cũng chạnh lòng khi bị cô mắng vốn về con. Tôi vốn không gây áp lực học cho con, để con học theo khả năng của mình. Nhưng trong lòng, thấy bạn con nhất lớp, tôi cũng thầm ước giá như ꩵcon mình cũng được như thế. Tất cả chỉ vì những lời khen, chê bủa vây xung quanh, từ bà con dòng họ, láng giềng, đồng nghiệp, bạn bè, người quen...
Từ nhỏ,🌃 tôi đã bị người ta "tra tấn" bởi những câu hỏi "học giỏi không", "xếp loại gì", "bằng cấp thế nào", "làm nghề gì"...? Quả thực, chúng tạo cho tôi một áp lực khủng khiếp.
Sau đó, chúng tôi định cư ở Đức và dần rũ bỏ được áp lực. Tôi nói con "cứ học hết khả năng của mình, còn kết quả thế nào mẹ cũng vui". Chưa bao giờ gia đình tôi phải kèm con học vì bản thân có biết gì đâu mà dạy. Nay, con tôi đang học lớp 🐬8, môn Toán và tiếng Anh đều đứng top đầu trong lớp. Những môn còn lại cũng luôn đạt điểm cao.
Cô giáo chủ nhiệm từng hai lần mời tôi lên gặp trực tiếp để phối hợp giúp con học giỏi hơn nữa, phát huy hết khả năng của mình (vì con không bao giờ nghiên cứu bài, xem lại bài cũ). Mà sự thực, con tôi mỗi khi đi học về là bỏ balo qua một bên, và chơi suốt. Sau khi hỏi ý kiến của con, tôi trả lời cô giáo rằng sẽ tôn trọng quyết định của con. Tôi không thể ép nếu con không muốn. Chỉ cần con vui và ngoan ♐ngoãn là tôi h﷽ài lòng rồi.
>> 'Học ca♓o siêu nhưng không biết chùi bugi, c𝕴họn đồ điện máy'
Thực tế, không có một bậc cha mẹ nào lại không muốn con mình học giỏi. Ai cũng ít nhiều tìm cách ép con học. Điều này không hẳn là do phụ huynh hết. Khi xung quanh vẫn còn tung hô khen thưởng, chạy đua bằng cấp thì áp lực này sẽ ảnh hư♋ởng lên phụ huynh và học siꦉnh. Tôi từng là giáo viên khi còn ở Việt Nam nên hiểu rất rõ áp lực này.
Tại Đức, không có bệnh thành tích, khen thưởng thi đua, xếp hạng. Bảng điểm của học sinh khôn𓃲g được công khai trước lớp. Người ta﷽ không phân biệt học sinh giỏi hay dở. Con tôi đi học như đi chơi. Tôi không có áp lực nào và con tôi cũng vậy.
Tất cả chỉ vì giáo dục của chúng ta vẫn còn chuyện xếp hạng, thi đua, khen thưởng, bằng cấp... Chính sự hơn thua trong giáo dục, nặng nề thành tích vô tình dẫn tới sự so sánh con cái. Để rồi trẻ đua học giỏi hơn bạn bè, phụ huynh cũng ganh đua với nhau. Cứ ai giỏi là được khen, từ đó hình thành áp lực lên con𝓀 cái, phụ huynh, giáo viên và nhà trường.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.