Nhìn lại ngày còn đi học, tôi thấy tên môn học rất đúng - "Tập làm văn". Có nghĩa là môn này giúp học sinh làm quen với việc viết văn, thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của mình và nó chỉ dừng lại ở mức "tập làm" mà thôi.
Suốt cả thời học sinh, tôi chắc cũng giống đa số học sinh ban A, B, phải đánh vật với môn này. Thực sự với chúng tôi, những đứa trẻ thiên hướng về khoa học, kỹ thuật, đa số các bài văn, thơ trong sách giáo khoa đều khô khan, vô cảm. May 🍌mắn có vài bài thơ hay nhưng nó cũng không khiến chúng tôi phải đam mê để tâm sức vào cảm thụ hay phân tích... Đó là thời 1990. Còn giờ, sau 30 năm, học sinh ngày nay có rất nhiều thứ để quan tâm ngoài sách giấy.
Tôi đi học phổ thông,🌞 điểm Tập làm văn chưa bao giờ quá 7. Vậy nhưng khi th෴i tốt nghiệp THPT lại được 7.5 bởi hôm đó bỗng nhiên cảm xúc bộc phát từ đâu khiến tôi ngồi viết Văn trong phòng thi mà chảy cả nước mắt. Từ đó, tôi hiểu một điều là làm văn cũng như trình bày, phát biểu, nói chuyện với ai thì đầu tiên phải xuất phát từ tấm lòng, từ sự chân thành, từ vốn sống, vốn từ vựng và cuối cùng là nỗ lực muốn truyền đạt suy nghĩ của mình tới người nghe.
>> Học sinh Việt viết Văn 'mười bài như một'
Tôi cũng đi làm bên ngành kỹ thuật, cụ thể là IT, bản chất vốn cũng cực kỳ khô khan. Dần dần, tôi cũng lên quản lý, Giám đốc, rồi lại quản lý cấp trung, cấp cao ở các công ty lớn hơn. Cuộc đời đi qua 20 năm đi làm, tôi mới hiểu hết sức mạnh của giao tiếp, diễn đạt, của lời nói (không thể thiếu năng lực trong công việc). Tôi bây giờ mới hiểu tầm quan trọng của việc học diễn đạt và giao tiếp, nhưng vẫn sẽ không ủng hộ môn học "viết Văn".
Thế hệ 2K (gen Z) bây giờ, các em cũng giao tiếp cực kỳ ngắn gọn, sử dụng nhiều câu đơn trong giao tiếp, nhiều từ ngữ, hình ảnh thời đại có sự hỗ trợ của internet và mạng xã hội rất phong phú và hợp với cảm xúc, suy nghĩ, quan điểm của các em. Bộ từ vựng và mẫu câu này nhiều khi xa với chuẩn mực tiếng Việt trong trường học, nhưng vẫn hiệu quả trong truyền đạt và biểu cảm. Ngôn ngữ của các em đã đi khá xa so với bộ từ vựng có thể ⭕dùng trong bài Tập làm văn.
Theo tôi, giáo dục phổ thông phải hướng dẫn học sinh (nhất là người Việt chúng ta vốn có thói quen giao tiếp khá cứng và thô nếu so với người phương Tây) về cách nói chuyện, trình bày và thuyết phục. Điều này quan trọng và thiết thực hơn nhiều việc ép các em phải tả cảnh, phân tích này nọ. Những em có đam mê Văn học sẽ tự chọn theo các phân ban chuyên biệt phù h✱ợp với năng khiế𝓰u của mình.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.