"Chứng co thắt âm đạo khiến người bệnh gặp trở ngại trong quan hệ vợ chồng, giảm tần suất quan hệ, giảm tỷ lệ thụ thai tự nhiên, khó có con", BS.CKI Châu Hoàng Phương Thảo, ch🥀uyên gia hỗ trợ sinh sản Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7, cho biết hôꦐm 15/10.
Hội chứng k🌄hiến chị Lan ám ảnh mỗi khi có vật thể lạ tiế𒁏p xúc ở vùng kín, cản trở việc siêu âm qua ngả âm đạo. Bác sĩ phải siêu âm bụng bệnh nhân, ghi nhận buồng tử cung không có bất thường, dự trữ buồng trứng tốt.
Khoảng 0,5-1% phụ nữ trên thế giới gặp tình trạng co thắt âm đạo, theo bác sĩ Thảo. Nguyên nhân chưa được xác định rõ, có thể do tâm lý căng thẳng quá mức, cảm giác thiếu an toàn, sợ hãi khiến tăng co thắt cơ vùn🅰g chậu. Càng cố gắng giao hợp, cảm giác đau đớn và sợ hãi của người bệnh càng tăng, cơ vùng chậu càng siết chặt trong vô thức. Nguyên nhân khác có thể do bệnh lý rối loạn hoạt động thần kinh cơ vùng chậu, điển hình như bệnh lý táo bón mạn tính do co thắt cơ hậu môn mông, biến chứng dẫn đến co thắt âm đạo.
Tình trạng của chị Lan chủ yếu do yếu tố tâ🌌m lý. Bác sĩ Thảo tư vấn tâm lý giúp chị giảm căng thẳng, hướng tới phương pháp thụ tinh ống nghiệm (IVF).
Trong điều trị IVF, một số bước cần thực hiện qua ngả âm đạo ⛄như siêu âm, chọc hút trứng, chuyển phôi... Với trường hợp mắc hội chứng co thắt âm đạo như chị Lan, việc điều trị có thể khó khăn hơn do người bệnh thường gồng, co cứng người trong quá trình thực hiện. Do đó, khi siêu âm hay thăm khám ngả âm đạo, bác sĩ dành nhiều thời gian nói chuyện và hướ🍨ng dẫn bệnh nhân thả lỏng, giảm sự chú ý đến các thao tác. Sau vài lần, người bệnh dần cải thiện tình trạng này.
Dự kiến chị Lan bắt đầu tiêm thuốc kích thích buồng trứng vào giữa tháng 10, kéo dài 10-12 ngày. Ở bước chọc hút noãn (trứng), người bệnh được gây mê. Sau khi tạo phôi thành công, chị Lan cũng có thể được gây mê để chuyển phôi vào lòng tử cung, tránh căng thẳng gây cản trở thao tác của bác sĩ. Trường hợp tꦗâm lý chị Lan ổn định, bác sĩ không cần gây mê.
Theo bác sĩ Thảo, rối loạn co thắt âm đạo là một trong những tình trạng khiến phụ nữ dễ mặc cảm, ảnh hưởng tâm lý, đời sống vợ chồng, nguy cơ hiếm muộn nếu trì hoãn khám và điều trị. Thông thường, sau khi người phụ nữ sinh 💎con, triệu chứng 🍒sẽ cải thiện.
Bác sĩ khuyến cáo khi gặp các triệu chứng đau rát, kﷺhó chịu, bất thường ở hệ thống cơ quan sinh 🌊sản, hoặc kết hôn một năm chưa có thai (6 tháng với phụ nữ ngoài 35 tuổi) nên đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản khám, điều trị với phác đồ phù hợp, giúp sớm có con, cải thiện đời sống vợ chồng.
Trung tâm hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM ( Tâm Anh TP HCM) từng điều trị thành công cho trường hợp tương tự là chị Huyền, 24 tuổi. Chứng co thắt âm đạo nặng khiến chị không thể giao hợp và có con. Bác sĩ giúp bệnh nhân giải tỏa tâm lý, sau đó dùng dụng cụ y khoa để phá màng trinh mới thực hiện được các bước tiếp theo như siêu âm ngả âm đạo, chọc hút noãn, chuyển phôi. Nhờ đó, chị Huyền mang thai thành công và sinh con trai khỏe mạnh, chuyện "ꦛchăn gối" cũng cải thiện.
Hoài Thương
*Tên người bệnh đã được thay đổi
Độc giả gửi câu hỏi về vô sinh hiếm muộn tại đây để bác sĩ giải đáp |