Sáng 8/6, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình Trương Quý Dương cho biết, Hội đồng chuyên môn đã có kết luận kiểm thảo về nguyên nhân gây tai biến cho 18 bệnh nhân chạy thận hôm 29/5. Theo đó, Hội đồng chuyên môn "nghĩ nhiều đến nguồn nước chạy ꧅lọc thận". Kết luận ban đầu này đã được báo cáo Bộ Y tế để có kết luận cuốꦆi cùng.
Sau cuộc họp sáng 8/6 với 12 thành viên của hội đồng chuyên môn, bà Bùi Thu Hằng, Phó Giám đốc Sở Y tế Hòa Bình cho biết trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ bệnh án, các tài liệu và tường trình của cá nhân liên quan, hội đồng khẳn🔯g định "đây là một thảm họa, các bệnh nhân trong tình trạng diễn biến hết sức phức tạp". Biểu hiện của 18 bệnh nhân tương đối giống nhau trong cùng một thời điểm nên "nghĩ đến hội chứng ngộ độc cấp qua đường máu do cùng một nguyên nhân" với các biểu hiện tổn thương đa cơ quan như hô hấp, tuần hoàn, gan, thận, máu...
Hội đồng chuyên môn cho rằng chưa đủ căn cứ, cơ sở và bằng chứng khoa học để kết luận chắc chắn nguyên nhân tai biến do chưa có kết quả xét nghiệm, phân tích nguồn nước RO và kết quả khám nghiệm thi thể... "Điều được nghĩ đến nhiều nhất là sự bất thường của nguồn nước RO sử dụng trong quá trình chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân", bà Hằ🍎ng nhấn mạnh. Một ngà𝓰y trước tai biến, hệ thống nước chạy thận ở bệnh viện Hòa Bình được một công ty bảo trì, bảo dưỡng định kỳ.
Hội đồng cũng thống nhất các khâu tiếp nhận, khám, nhận định, đánh giá, thiết lập vòng tuần hoàn ngoài cơ thể cho bệnh nhân trước khi lọc máu tại Bệnh viꦬện Đa khoa tỉnh Hòa Bình là phù🅘 hợp với quy trình. Việc xử lý của bệnh viện khi có các dấu hiệu bất thường, xử trí cấp cứu là tích cực, phù hợp với quy trình chuyên môn kỹ thuật.
Hội đồng chuyên môn được thành lập ngay sau vụ tai biến, gồm 12 thàn♉h viên. Phó Giám đốc Sở Y tế Hòa Bình, đồng thời là đại biểu Quốc hội Bùi Thu Hằng làm chủജ tịch hội đồng thay vì ông Trần Quang Khánh, Giám đốc Sở Y tế như Bộ Y tế yêu cầu trước đó. Ngoài ra còn có 7 người là lãnh đạo các phòng chuyên môn của Sở, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình và 4 chuyên gia đến từ Bệnh viện Bạch Mai gồm: tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng khoa Thận nhân tạo; tiến sĩ Đào Xuân Cơ, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực; thạc sĩ Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm Chống độc; tiến sĩ Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa Cấp cứu.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trước đó đã chỉ đạo trong tuần này có kết luận nguyên nhân tai biến. Bộ trưởng cũng đồng ý bổ sung 10-15 máy chạy thận cho Bệnh viện Đa khoa thành phố Hòa Bình để giúp bệnh nhân chạy thận tại địa phương. Bộ sẽ đề nghị Bệnh viện Bạch Mai cử chuyên gia hỗ trợ chuyên môn, đảm bảo an toàn cho người bệnh chạy thậ🗹n.
Sáng 29/5, 18 bệnh nhân suy thận mãn đang chạy thận nhân tạo ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đột ngột có dấu hiệu bất thường. 8 người lần lượt tử vong;10 người được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai ngay trong đêm hiện sức khỏe đã hồi phục. Nguyên nhân gây tai biến đang được điều tra. Giám đốc Bệnh viện Đa khoa 𓂃tỉnh Hòa 🎐Bình Trương Quý Dương gửi lời xin lỗi các bệnh nhân và gia𝔉 đình. Bộ Y tế đánh giá đây là ca tai biến y khoa nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua. Công an tỉnh Hòa Bình khởi tố vụ án để điều tra nguyên nhân tai biến.
Chạy thận nhân tạo là hình thức lọc máu ngoài cơ thể đối với những người suy thận. Phương thức chạy thận nhân tạo ꧋như một vòng tuần hoàn, được tiến hành bằng cách chích 2 kim vào tay bệnh nhân. Một kim để truyền dẫn máu đi qua màng lọc hay còn gọi là quả lọc với chất thẩm tách (gồm chất điện giải và nước siêu tinh khiết) nhằm lọc sạch máu, đào thải các chất độc hại và nước dư thừa. Máu sau khi được lọc sạch sẽ được truyền dẫn trở lại vào cơ thể thông qua kim còn lại. Đối với tai biến ở Hòa Bình, các chuyên gia cho rằng có 4 yếu tố có thể dẫn 🌳đến sự cố là quy trình, quả lọc, dịch lọc và hệ thống nước qua dịch lọc vào máu bệnh nhân. Yếu tố thứ nhất, các bác sĩ cho rằng quy trình chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đã thực hiện từ gần 10 năm nay và không có vấn đề gì bất thường. Với ca chạy thận xảy ra sự cố, kiểm tra cho thấy quy trình được nhân viên y tế áp dụng như hàng ngày. Yếu tố thứ 2 là quả lọc thận có thể tồn dư hóa chất do tái sử dụng, gây sốc cho bệnh nhân. Tuy nhiên trong 18 trường hợp bị tai biến có đến 1/3 sử dụng quả lọc mới mà vẫn gặp nꦿạn. Yếu tố thứ 3 là dịch lọc thì lại được đóng nguyên đai nguyên kiện do khoa Thận nhân tạo nhận từ phòng vật tư và đã được dùng một phần cho các ca chạy thận ngày hôm trước không có bất thường. Hội đồng chuyên môn nghiêng nhiều về khả năng nguyên nhân tai biến từ hệ thống nước "có thể tồn dư hóa chất tại hệ thống nước RO" vì chủ nh꧟ật vừa bảo dưỡng máy móc thường quy. |
Nỗ lực hồi sức cấp cứu bệnh nhân chạy thận
Nam Phương - Lê Phương