5 năm nay bà Yên còn bị thêm són tiểu, hơn 10 lần đến các bệnh viện tìm cách điều trị nhưng từ chối phẫu thuật. Lần này, bà đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám, được TS.BS Lê Phúc Liên, Trưởng đơn vị Niệu N🎃ữ, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, chẩn đoán sa bàng quang độ ba, một phần bàng quang đã lộ hẳn ra khỏi âm đạo.
V🧔ới phụ nữ lớn tuổi, các cơ, dây chằng sàn chậu lão hóa, dần suy yếu, chùng nhão, không còn khả năng nâng đỡ các cơ quan nằm ở vùng chậu. Hệ quả là sa tạng chậu, trong đó có sa bàng quang, theo bác sĩ Liên.
Bà Yên còn mắc tình trạng niệu đạo tăng động dẫn đến tiểu không kiểm soát (són tiểu). Thông thường, niệu đạo được cơ sàn chậu và dây chằng xung quanh nâng đỡ. Do lão hóa, cơ sàn cꦇhậu và dây chằng bị giãn, suy yếu nên khi áp lực ổ bụng tăng, niệu đạo sa xuống quá mức, gây són tiểu nghiêm trọng.
Bác sĩ Liên đánh giá đây là trường hợp sa bàng quang và són tiểu nặng, chỉ định p🧔hẫu thuật nội soi khâu treo bàng quang kết hợp đặt lưới nâng niệu đạo để điều trị dứt điểm. Êkíp mổ tạo trên bụng người bệnh 4 lỗ nhỏ (khoảng 1 cm) để đưa thiết bị nội soi vào bên trong. Quan sát màn hình nội soi, bác sĩ Liên bóc tách âm đạo khoảng 3 cm tại vị trí nối với bàng quang. Sau đó, một tấm lưới hình chữ T, chiều dài 15 cm, được khâu vào âm đạo bệnh nhân, dây chằng ch🍃ậu lược hai bên và dọc theo bề mặt tử cung.
Theo bác sĩ Liên, phẫu thuật khâu treo vào dây chằng chậu lược là kỹ thuật hiện đại, hiện được ứng dụng phổ biến nhờ thực hiện nhanh, đơn giản, hiệu quả cao. Hai ngày sau phẫu thuật, bà Yên không còn són tiểu và sa bàng quang, không đau, phục hồi tốt, được x💟uất viện.
Trong một tháng, bà Yên cần tránh ngồi bệt, làm việc nặng d🍰o tấm lưới mới khâu chưa đạt độ chắc chắn phù hợp, có thể sa xuống lại. Sau đó, bà cần tập sàn chậu để tăng cường sức mạnh của các cơ và dây chằng, gi🍌úp duy trì hiệu quả phẫu thuật. Người bệnh có thể cần được bổ sung nội tiết tố, tránh nguy cơ mô âm đạo khô teo, làm lộ miếng lưới sau này.
Sa bàng quang là tình trạng thường gặp ở phụ nữ do lão hóa. Phụ nữ trải qua nhiều lần sinꦬh em bé, có tiền sử sinh khó, không chú trọng tập sàn chậu sau sinh, thừa cân, béo phì, ho dai dẳng... có nguy cơ sa bàng quang cao hơn.
Ph𓄧ụ nữ có thể tự cảm nhận được khối sa bằng tay hoặc khi đi lại, nhất là khi sa bàng quang mức độ nặng, bàng quang lộ hẳn ra ngoài. Các triệu chứng khác là đau nhức khó chịu, gặp vấn đề về đi tiểu, nhiễm tr꧙ùng tiểu tái phát nhiều lần.
Sa bàng quang ảnh hưởng đến ch﷽ất lượng sống, có thể phát sinh nhiều biến chứng như viêm loét khối sa, bí tiểu, nặng nhất là dẫn đến suy thận. khuyến cáo phụ nữ sa bàng quang cần đến bệnh viện khám, đánh giá mức độ để điều trị phù hợp.
Để phòng ngừa sa bàng quang, phụ nữ nên thường xuyên tập sà𒊎♍n chậu, nhất là sau sinh, nhằm cải thiện sức mạnh của hệ cơ, dây chằng. Tránh các vấn đề sức khỏe gây tăng áp lực ổ bụng trong thời gian dài như ho mạn tính, táo bón và kiểm soát trọng lượng cơ thể.
Thắng Vũ
*Tên người bệnh đã được thay đổi
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh tiết niệu tại đây để bác sĩ giải đáp |