Video được Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) công bố ngày 15/3, cho thấy bên tronไg "thành phố tên lửa" mới nhất của lực lượng này, song không tiết lộ địa điểm cụ thể. Căn cứ ngầm được trang bị 💦nhiều loại tên lửa đạn đạo và hành trình có tầm bắn khác nhau.
Video cho thấy cơ sở gồm các giếng phóng và hầm chứa tên lửa dưới lòng đất, đủ khả năng chống chịu các cuộc tấn công bằng khí tài tác chiến 🙈điện tử ♉của đối phương. IRGC cho biết toàn bộ trang thiết bị của "thành phố tên lửa" này được phát triển và sản xuất tại Iran.
Chưa rõ căn cứ tên lửa mới của Iran được trang bị hệ thống vận chuyển và phóng nhanh tên lửa do nước này phát triển hay không. Hệ thống này có thể chứa tới 4 tên lửa tầm xa, từng xuất hiện trong những video và ảnh về 😼các căn cứ tên lửa ngầm khác của Iran.
Iran nhiều lần công bố hình ảnh bên trong các căn cứ tên lửa ngầm của mình từ năm 2015. Các cơ sở này kꦯhông chỉ là nơi lưu giữ và lắp ráp tên lửa đạn đạo, mà còn có giếng phóng kiên cố cho phép khai hỏa tên lửa mà không lộ bệ phóng, tránh nguy cơ bị đối phương phát hiện và tập kích.
Chuẩn đô đốc Ali Reza Tangsiri, tư lệnh lực lượng trên biển của IRGC, hồi tháng 7/2020ꦬ cho biết Iran "đã thiết lập hàng loạt thành phố tên lửa ngầm dọc bờ biển giáp vịnh Ba Tư và vịnh Oman", tuyên bố c🍎húng sẽ là "cơn ác mộng với kẻ thù của Iran".
Iran mạnh tay đầu tư cho hệ thống hầm ngầm nhằm tăng năng lực răn đe khiến Mỹ và đồng minh có thể trả giá đắt nếu nổ ra xung đột. Hệ thống hầm ngầm của Iran được đánh giá đủ sꦛức biến xung đột hạn chế thành cuộc chiến dài hơi phức tạp với quy mô lớn hơn nhiều so với dự kiến.
Trong vài thập kỷ qua, Iran tích cực phát triển và nâng cấp ngành công nghiệp quốc phòng do bị cấm mua vũ khí nướ𒈔c ngoài theo lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Iran tự sản xuất từ vũ khí cá nhân đến chiến hạm, tên lửa, bệ phóng, máy bay không người lái và thậm chí cả tiêm kích.
Nguyễn Tiến (Theo Sputnik)