Số liệu của Tổng cục Du lịch cho thấy, trong đợt nghỉ lễ 30/4-1/5 - "vụ mùa" lớn của ngành du lịch, cả nước đón khoảng 7,3 triệu lượt khách; trong đó hơn 300.000 khách quốc tế, 7 triệu lượt khách nội địa, tăng 40% so với cùng kỳ 2022. Những con số nghe có vẻ rất khả quan, nhưng cũng cho thấy tâm lý phụ thuộc thời vụ của du lịch Việt Nam. Một số điểm đến nổi tiếng, được kỳ vọng "bùng nổ doanh thu" như Phú Quốc, đã chứng kiến cú sốc khi thực tế lượng khách không như mong đợi, thậm chí kém xa so với năm ngoái.
Vậy làm gì để du lịch Việt thoát tình trạng "ăn xổi" theo mùa vụ? Độc giả LB Ngoc nêu quan điểm về vấn đề này:
"Có những nguyên nhân dẫn tới tình trạng "ăn xổi" theo ♏mùa vụ của du lịch Việt mà nhiều người đã nhắc tới như tư duy tận thu du khách, làm ăn chộp giật, lười đổi mới sáng tạo, thiếu sự liên kết trong các ngành dịch vụ du lịch và các địa phương... Nhưng theo tôi, một trong những nguyên nhân lớn mà ít người để ý tới, chính là phản ứng của người du lịch Việt quá "hiền".
Hiền ở đây không phải là du khách không mắng chửi hay dùng vũ lực với người làm dịch vụ, đó là hành vi rất không văn minh, cần phải bị loại trừ triệt để. Thứ tôi muốn nói là người đi du lịch, sử dụng dịch vụ, cần thể hiện thái độ khen - chê rõ ràng. Chỗ nào, địa điểm nào có hành vi "chặt chém" du khách, hành xử thiếu lịch sự, văn minh, thì dù có yêu thích địa điểm đó đến 🐼mấy, bạn cũng phải kiên൩ quyết nói "không" đến cùng.
Thực tế, nước ta không thiếu các địa điểm du lịch đẹp, không đến chỗ này, bạn hoàn toàn 🃏có thể đi n💙ơi khác. Việc tỏ rõ thái độ, phản ánh trực diện bằng cách ghi lại địa điểm, tìm email để gửi phản ánh trực tiếp đến cơ sở du lịch hoặc đến chính quyền địa phương, về các biểu hiện tiêu cực của người làm du lịch là một cách nhanh nhất để đấu tranh dẹp bỏ những cái xấu.
Làm như vậy, không phải là "đạp đổ chén cơm của người khác" mà là góp phần phát hiện những điểm không tốt, giúp địa phương và bản thân người làm dịch vụ biết để sửa, chỉnh đốn lại hoạt động của m🍒ình. Đồng thời, nó còn góp phần tuyên truyền, cảnh báo tới các điểm du lịch khác, phải chú trọng cải thiện chất lượng, thay đổi thái độ, tư duy làm du lịch, vì ảnh hưởng đến kinh tế của cả một khu vực.
>> Điểm sáng nhờ không quảng cáo ở Phú Quốc
Thực tế, người Việt vẫn có tâm lý xuề xòa, cam chịu, tặc lưỡi cho qua khi gặp những vấn đề bất cꦛập như bị "chặt chém" hay dịch vụ nhận lại khô🍬ng tương xứng với số tiền bỏ ra. Tại sao chúng ta cứ phải ghim những cái xấu đó ở trong lòng mà không dám nói ra? Điều đó không chỉ vì lợi ích cho bản thân bạn mà còn đem lại cái lợi vô cùng to lớn cho tất cả các bên (khách du lịch khác, người làm dịch vụ và chính quyền địa phương...).
Hãy nghĩ rằng, việc lên tiếng của bạn là hành động đúng đắn để người làm sai phải nhận thức được lỗi lầm của mình mà sửa đổi, chính quyền địa phương cũng biết ai đang làm sai, tự nhìn lại xem làm chưa tốt ở đâu để kịp thời chính đốn. Nhờ đó, bản thân bạn cũng sẽ không phải gặp lại những tình huống xấu tương tự. Nếu ngay cả việc nói thẳng, nói thật bạn cũng không làm được thì chúng ta mong chờ ai thay đổi giùm mình? Chẳng lẽ người Việt cứ sống mãi với cái sai từ năm này qua năm khác?
Tóm lại, đây là câu chuyện cần sự chung tay từ nhiều phía, không chỉ với ngưꦫời làm du lịch, cơ quan quản lý mà còn là trách nhiệm của mỗi du khách. Có như vậy, chúng ta mới có thể thúc đẩy thay đổi nhận thức cá nhân qua hành động thực tế.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.