Theo Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ở Việt Nam mỗi năm có khoảng 400-500 nghìn người bị chó mèo cắn và phải tốn 300 tỷ đồng để điều trị dự phòng vaccine dại. Luật đã quy định phạt người mang chó thả rông, nhưng việc thực thi đến nay vẫn không đầy đủ. Chủ chó thường chỉ bị phạt khi tình huống cắn người nghiêm trọng.
Không chỉ người Việt, nhiều người nước ngoài đến Việt Nam cũng hoang mang, lo sợ khi phải đụng mặt chó thả rông từ đường phố, ngõ ngách, đến công viên, quảng trường... Độc giả Boorindung chia sẻ câu chuyện của bản thân: "Công ty cũ của tôi ở trong một con hẻm nhỏ ở TP HCM, gần khu bờ kè. Nhiều buổi sáng, nhân viên không thể bước vào công ty một cách bình thường mà phải nhảy cóc để tránh phân chó trải đầy ở phần sân trước cổng.
▨Có những lần, khách từ nước ngoài đến văn phòng của tôi làm việc, họ cũng bối rối ra mặt khi không biết phải làm sao để vượt qua khoảng sân phủ đầy phân và nước thải của chó. Cô lao công trong công ty một ngày cũng chỉ có thể dọn vệ sinh vài lần giữa buổi. Nhưng khổ nỗi vừa dọn xong là xuất hiện đống mới.
Cả xóm cùng nuôi chó, họ không bao giờ xích, nhốt, cứ thả rông cho chó vô tư chạy khắp xóm, phóng uế bừa bãi♐. Chúng tôi nhiều lần phải Tổ trưởng khu phố nhắc nhở từng hộ dân, thậm chí dán giấy nội quy lên bảng tin, nhưng tất cả đều vô dụng vì chó đâu có hiểu tiếng người, chúng có biết nói tên, địa chỉ nhà hay đọc thông báo đâu?
❀Nếu chủ chó không dạy bảo, quản lý để vật nuôi của mình biết đi vệ sinh đúng chỗ thì ai quản được? Cầm cự được hơn một năm, chúng tôi quyết định chuyển qua văn phòng mới. Tuy thoát khỏi cảnh này, nhưng những nỗi ám ảnh đó không bao giờ thôi làm tôi rùng mình mỗi khi nghĩ lại".
>> Cấm nuôi chó dữ - chờ đến bao giờ?
Đồng cảm với nỗi lo sợ của khách nước ngoài khi chứng kiến vấn nạn chó thả rông, phóng uế bừa bãi khi tới Việt Nam, bạn đọc Amyhuong bày tỏ sự ái ngại: ཧ"Tôi có một người bạn người Hàn Quốc, sống ở Việt Nam đến nay đã được 25 năm. Mỗi sáng thứ bảy, ông thường có thói quen đi bộ quanh Hồ Tây dù nhà ông ở mãi tận Trung Hòa - Nhân Chính. Có lần, tôi tình cờ gặp ông đang đi bộ, đeo ba lô nhỏ gọn đằng sau lưng, và cầm theo một que tre dài tầm một mét.
Ngạc nhiên, tôi có hỏi: 'Ông mang gậy đi làm gì đấy?'. Ông nói: 'Mang đi đánh chó'. Tôi càng thêm khó hiểu, gượng hỏi tiếp: 'Tại sao lại đánh chó?'. Thì ra, trên đường đi bộ mỗi sáng, ông thường xuyên chạm mặt chó thả rông, không rọ mõm, nhiều lần bị chúng lao vào tấn công🃏. Lâu dần, ông rất sợ, không biết làm thế nào để tự bảo vệ mình, đành phải kiếm cái gậy phòng thân như vậy.
Tôi chia sẻ lại câu chuyện trên, mong rằng những ai nuôi chó mèo hãy cố gắng thay đổi thói quen, hành vi, vì cộng đồng mà rọ mõm, xích chó 💎và dạy chúng đi vệ sinh đúng chỗ hoặc dọn dẹp ngay khi chó của mình đi vệ sinh nơi công cộng. Điều đó không chỉ góp phần làm môi trường sống của chúng ta thêm sạch đẹp, mà còn cải thiện được hình ảnh của đất nước trong mắt bạn bè quốc tế".
Lê Phạm tổng hợp
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.