UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch phòng chống bệnh dại trên chó, mèo giai đoạn 2022-2030, trong đó có nội dung thành lập đội bắt chó thả rông ở tất cả xã, phường, thị trấn. Theo Cục Thú y, ước tính mỗi năm Việt Nam có 400.000-500.000 người bị chó cắn, phải điều trị dự phòng. 80-100 người tử vong do lây bệnh dại từ chó mèo. Tại Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2018 ghi nhận hơn 6.900 người bị chó cắn được báo cáo đến các cơ sở y tế.
Mang nhiều bức xúc khi có hàng xóm nuôi chó thả rông, phóng uế bừa bãi, độc giả Tramanh.tranduong chia sẻ: "Tôi sống ở Sài Gòn, cũng rơi vào cảnh mỗi ngày hai, ba lần đi dọn phân chó trước cửa trong khi bản ⛦thân mình không nuôi. Sau đó, có người bày kế cho tôi rải ớt xay, ớt bột để khử bớt mùi hôi và đuổi chó. Một, hai ngày đầu, những tưởng biện pháp thành công, nhưng hóa ra không phải. Chỉ được hai hôm, khi tôi ra gom rác, lại thấy những bãi phân chó nằm chễm chệ như thách thức.
Quá bức xúc, tôi quyết rình bằng được để tìm ra thủ phạm. Bất kể sáng hay tối, dù đang ở trong nhà hay đứng nấu cơm ngay cửa sổ, tôi luôn phải canh chừng người dắt chó đi qua nhà mình. Buổi trưa là một anh trai dắt chó đi dạo. Đến tối, tôi lại bắt gặp một cô hot girl chân dài thả bộ đi trước, dắt theo một con chó cưng lẽo đẽo theo sau, không rọ mõm. Khuya chút nữ♎a, khoảng 22h, tôi lại chị lớn tuổi ở xóm trong dắt chó ra ngoài đi vệ sinh như chỗ không người...
Đấy mới chỉ là những trường hợp chó có chủ, tôi không canh chừng, nhắc nhở tại trận thì họ cũng chẳng buồn hốt chất thải của thú cưng. Có người chối bay, đổ cho mấy con chó vô chủ khác như nhất quyết không chịu nhận lỗi của mình. Mà "đội quân thả mìn" này đ🏅ông vô kể, không thể nào bắt hết. Cứ thế, công việc này trở thành một thói quen khó bỏ với tôi từ lúc nào không biết. Cứ sáng dậy là tôi lại ngó trước, ngó sau, căng não cho tới tận tối 🍸muộn".
>> 'Người thả rông 😼chó mèo nhiều lần nên bị cấm nuôi thúꦕ cưng'
Ngọn lửa giận dữ trong cộng đồng ngày một tăng cao khi tình trạng chó thả rông, phòng uế bừa bãi ngày một diễn ra công khai, thách thức. Trong khi đó, chế tài xử phạt với hành vi này vẫn còn khá nhẹ, thiếu tính răn đe. Theo Nghị định 90/2017, hành vi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng bị phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng. Trường hợp chủ nuôi không tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo cũng chịu mức phạt tương tự như trên.
Đồng tình với việc tăng cường bắt chó thả rông, tuy nhiên, độc giả Peony Nguyen nhấn mạnh điều quan trọng nhất là xử lý người nuôi chó mèo vô ý thức: "Chúng ta hã🧜y làm tử tế và nhân văn như cách các nước giải quyết vấn đề này. Chó, mèo hoang, vô chủ nên được cho một khoảng thời⛦ gian nhất định (có thể là một tháng) để tìm người nhận nuôi (có trả phí), quá thời gian đó thì trợ tử.
Tôi hiểu bức xúc của mọi người về những con vật thả rông gây xú uế, nguy hiểm cho cộng đồng. Tuy nhiên, cần giải quyết làm sao để cho chúng cơ hội sống cao nhất. Bài tiết là bản năng của mọi sinh vật sống, con vật phóng uế bừa bãi, không được tiêm ngừa... đều là vì chủ nuôi vô trách nhiệm. Nói cách khác, mọi vấn đề đều xuất phát từ con người. Thế nên, luật hay quy định gì cũng nhằm điều chỉnh hành vi của con người thay vì trút giận lên con vật.
Xã hội văn minh, nhân đạo thì những con𒐪 vật cũng có quyền được sống hạnh phúc, khỏe mạnh. Chó được tiêm ngừa đầy đủ, có rọ mõm, có dây đeo cổ thì cũng phải được ra đường để vận động, tập thể dục. Hãy thử một lần quan sát cách người nước ngoàt tiếp cận một con vật, bạn sẽ thấy sự khác biệt.
Có rất nhiều hội nhóm phúc lợi động vật, hằng ngày vẫn đi tìm những con chó, mèo già, bệnh sống hoang rồi đem về chữa trị, chăm sóc. Hãy tạo một môi trường an toàn cho cả con người và các con vật. Điều cần làm là căn cứ theo giá trị của con chó mà phạt mạnh tay chủ nuôi vô ý thức. Vꦐi phạm nhiều lần thì ♛phạt nặng tăng cấp để răn đe".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.